Vì sao phải sửa đổi hiến pháp?

Đôi lời với bài viết “Tại sao Đảng lại bày trò “sửa Hiến pháp” trên danlambao

Vì sao phải sửa đổi hiến pháp?

Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết. Sửa đồi Hiến pháp không phải là “bày trò”, đây có thể coi là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để toàn dân đóng góp ý kiến. Hiến pháp sửa đổi lần này tập trung chủ yếu vào vấn đề: Pháp huy hơn nữa quyền làm chủ người dân. Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, căn cứ vào các văn kiện của Đảng và tình hình thực tiễn của đất nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị 7 định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về: chế độ chính trị; chế độ kinh tế; văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; tổ chức bộ máy nhà nước; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Theo đó, về chế độ chính trị, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được nhân dân ta, mà đại diện cao nhất là Quốc hội thừa nhận và ghi vào Hiến pháp. Khẳng định nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Về vấn đề này, cần phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và cơ chế dân chủ trực tiếp. Vì sao phải sửa đổi Hiến pháp? Theo ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp- Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, đất nước ta có 4 bản hiến pháp (bản hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và hiến pháp năm 1992). Một đặc điểm rất lớn của lịch sử lập hiến của nước ta là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy, mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp. Lần này, Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương mới, đã sửa đổi cương lĩnh 1991, sửa đổi một số chính sách lớn, đòi hỏi chúng ta phải thể chế hóa Hiến pháp để thực hiện. Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó, Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân. Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước trong 20 năm qua.

Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, cho thấy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế. Đồng thời, chúng ta cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách mà tôi vừa nêu ở trên. Đặc biệt trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế. Về nguyên nhân thứ ba, lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về Hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh. Trong bối cảnh đó Hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật, pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng Hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định. Phát huy hơn nữa quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Đó là một nội dung rất quan trọng thể hiện xuyên suốt trong dự thảo. Việc danlambao đặt điều, đưa ra những lý do phản động cho rằng Hiến pháp là vì Đảng chứ không phải là vì dân, nhằm gây hoang mang trong quần chúng. Sự thật thế nào thì chính nhân dân là những người hiểu rõ hơn ai hết. Và cũng xin nói tiếp, nếu đã là công dân Việt Nam thì đừng nói những lời mà không suy nghĩ như vây. Đảng ta không bao giờ hèn nhát với giặc, chúng ta đều muốn giải quyết mọi việc trên nền tảng hòa bình, thử hỏi ai muốn chiến tranh xẩy ra. Có lẽ nào các ông được lợi lộc gì khi có chiến tranh mà cứ đi kích động người dân suốt ngày vậy? Lẽ nào các ông là phản động?./.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

5 nhận xét

  1. nếu không nhờ CNCS thối nát thì miền nam VN phát triển như hàn quốc bây giờ, tệ lắm cũng như thailand. Từ bây giờ chớ nên nói lá "đảng ta" nữa nha, đảng của mấy "ông kẹ" chứ của người dân Việt hồi nào, thật là nhãm nhí, xúc phạm người dân.

    Trả lờiXóa
  2. nếu không nhờ CNCS thối nát thì miền nam VN phát triển như hàn quốc bây giờ, tệ lắm cũng như thailand. Từ bây giờ chớ nên nói lá "đảng ta" nữa nha, đảng của mấy "ông kẹ" chứ của người dân Việt hồi nào, thật là nhãm nhí, xúc phạm người dân.

    Trả lờiXóa
  3. Vậy Hiên Nguyễn là đại diên cho toàn bộ người dân sao bạn? Bao nhiều thế hệ cha đi trước, cầm súng ra trận, hy sinh xương máu để có 2 tiếng "đảng ta" ngày hôm nay. Chính bạn cũng đang được hưởng cuộc sống yên bình, được nói tiếng Việt, được khai sinh là người VN như ngày hôm nay. Vậy mà bạn nhổ toẹt vào quá khứ, vào máu xương cha ông mình? Tôi thấy, là 1 người dân VN, bản thân tôi thấy bị xúc phạm với những điều bạn nói.

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top