Không thể nói “bức tượng Phật khiếm nhã” là ở Việt Nam


Mới đây, BBC cho đăng tải bài viết: “Phật tử tức giận vì tượng Phật ở Việt Nam”. Đây là bài viết mà BBC chạy theo sự kiện – khi trên internet lan truyền một vài hình ảnh phỉ báng Phật giáo. Trong đó BBC cho rằng “Báo Thái Lan cho hay hình ảnh bức tượng Phật ôm trong lòng một phụ nữ, chụp được ở Việt Nam, đã gây tức giận trên các mạng xã hội”. Thật ra, hiện nay chưa có bằng chứng xác thực nào chứng tỏ tượng Phật thiếu trang nghiêm là xuất hiện tại Việt Nam cả!
  • Sự việc bắt đầu vào ngày 28-2, khi mà cộng đồng mạng Facebook phát hiện tấm ảnh chụp bức tượng bằng vàng của Đức Phật, đang ngồi kiết già nhưng trong lòng lại có người phụ nữ khỏa thân, vòng tay ôm từ phía trước. Dĩ nhiên là trước những hình ảnh phỉ báng như thế này, tín đồ đạo Phật khắp mọi nơi đều yêu cầu tìm tung tích xuất xứ của bức tượng và phá hủy ngay. Và thiết nghĩ, yêu cầu này chẳng có gì là không hợp lý. Bởi hình ảnh cao quý của Đức Phật lại bị bôi bẩn, phỉ báng như vậy thì không một tín đồ nào chấp nhận.
Cần ngừng ngay các hành động xúc phạm, bôi nhọ tôn giáo!
Thế nhưng, vấn đề quan trọng là phải xem bức tượng dung tục này đang “cư trú” tại đâu? Chính báo chí Thái Lan cũng không biết và không có lý do xác thực chứng minh rằng, bức tượng khiếm nhã mà cộng đồng rất bức xúc đang có mặt tại Việt Nam; vậy thì lấy lý do gì để BBC thẳng thừng phán rằng: “Phật tử tức giận vì tượng Phật ở Việt Nam”? Xin hỏi, nếu là ở Việt Nam thì hiện đang được tôn thờ hay trang trí tại đâu? Cụ thể là ở địa điểm nào? Nếu không đưa ra được bằng chứng thì không nên quy chụp như vậy!
Xưa nay, tín đồ Phật giáo Việt Nam luôn tôn kính tôn tượng Đức Phật, thế nên không có chuyện Phật tử lại chịu để yên chấp nhận những bức tượng phỉ báng như thế này tồn tại trên lãnh thổ. Ở đất nước Việt Nam, chỉ cần một quán, tiệm, nhà hàng lạm dụng hình tượng Đức Phật thôi thì cũng bị tẩy chay, phản ứng kịch liệt rồi.
Cụ thể là một năm trước, khi mà quán “Buddha Bar & Grill” trên đường Thảo Điền, phường An Phú, Q.2, TP.HCM kinh doanh các mặt hàng thức ăn động vật, bia rượu và dùng tôn tượng Đức Phật trang trí khắp quán thì đã bị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam và Phật tử kịch liệt phản đối. Trước sức ép của dư luận và nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, cuối cùng rồi chủ cửa hàng kinh doanh này cũng phải thay đổi tên quán. Những hình ảnh khiếm nhã, tôn tượng Đức Phật trang trí bên cạnh sản phẩm thịt, cá, rượu… đều được tháo gỡ.
Ở Hà Nội cũng vậy, hàng loạt các quán Spa – Bar, nhà hàng kinh doanh sản phẩm động vật, lấy hình ảnh Đức Phật làm hình ảnh trang trí chủ đạo… khi bị tín đồ Phật giáo phản ánh lên cơ quan chức năng thì các nhà hàng này bị cắt giấy phép hàng loạt. Điều đó chứng tỏ, tín đồ Phật giáo Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự phỉ báng Đức Phật, phỉ báng tôn giáo và lãnh đạo Việt Nam cũng không chấp nhận bất cứ hành động nào thể hiện sự xúc phạm tôn giáo, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt tồn tại trên đất nước mình – nơi mà phần lớn người dân theo đạo Phật!
Nói như vậy có nghĩa là, Phật tử Việt Nam không bao giờ “sản xuất” ra những bức tượng khiếm nhã như thế này. Có chăng, chỉ có thể là những thành phần khác đạo, sản xuất ra những bức tượng xấu như thế để bôi bẩn hình ảnh Phật giáo. Khi mà chưa có bằng chứng cụ thể, chưa biết bức tượng dung tục đang “yên vị” nơi đâu thì thiết nghĩ bất kì ai cũng đừng nên phán, ghép cho Việt Nam cái “đại tội” đó. Là tín đồ đạo Phật, ai mà không bức xúc khi hình ảnh tôn kính của đấng thế tôn – người thầy khả kính của mình bị bôi nhọ. Không riêng gì Thái Lan mà Việt Nam cũng thế.
Và dĩ nhiên, nếu bức tượng khiếm nhã trên thật sự đang có mặt tại Việt Nam thì việc phá bỏ là chuyện phải thực hiện. Ai đời lại để những tượng Phật bị bôi nhọ thế kia tồn tại. Nhưng, vốn dĩ, đến thời điểm này, chưa có bằng chứng hay phát hiện tượng Phật khiếm nhã đó đang tồn tại ở Việt Nam thì lấy lý do gì BBC cho đăng tin, nói bóng gió – yêu cầu Việt Nam hủy tượng Phật “ô uế” được!
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo được phát triển một các ôn hòa và lành mạnh. Tôi khuyên BBC, báo chí Thái Lan, các diễn đàn và các trang mạng nên ngừng đăng tải hoặc xóa bỏ các hình ảnh về bức tượng này đang lan truyền trên mạng. Đồng thời các cơ quan chức năng nên vào cuộc để tìm ra nguồn gốc của bức tượng và xin ý kiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam cách xử lý vấn đề nhạy cảm này để bảo vệ hình ảnh trong sạch của Phật giáo!
Bạn đọc Đạt Đạo
(Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

2 nhận xét

  1. Bức tượng đó tượng trưng cho Phật Phổ Hiền và phật Kim Cương Trì ở Nepal (mà 2 phật này là vợ chồng, xin xem chi tiết và hình ảnh ở đây: http://webwarper.net/ww/~av/www.vanganh.info/2013/03/tuong-phat-om-thieu-nu-khoa-than.html

    Cơ thể của Đức Phật Phổ Hiền mô tả màu xanh đậm, màu này tượng trưng cho sự rộng lớn của không gian tâm trí. Phổ Hiền được mô tả như một hình thức duy nhất, và trong sự hiệp thông với vợ. Màu trắng của nó tượng trưng cho sự thuần khiết ban đầu của phép đo chân không của tâm hồn. Sự hiệp thông của họ là sự thống nhất của tất cả trong bất nhị, nó cũng là một biểu tượng của sự hiệp nhất bất khả phân ly của đại lạc và tánh Không. Không giống như Kim Cương Trì, như nhân cách Pháp Thân, Phổ Hiền và vợ của ông không được trang trí với các đồ trang trí, và trần trụi. Nó tượng trưng cho bản chất tự do ban đầu của thực tế từ bất kỳ "trang phục."

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ có người trần dung tục không hiểu biết mới cho pho tượng là phỉ báng và khiếm nhã. Đây là tượng đức Phổ hiền (Samatabhadra) với người phối ngẫu (Samantabhadri), biểu thị sự kết hợp trí tuệ (người nam) và tâm đại bi (người nữ) trong Phật giáo Mật tông hay còn gọi là Kim cang thừa của Tây Tạng. Nhà báo cũng nên tìm hiểu kĩ rồi hãy viết bài mới thuyết phục độc giả được. Hãy google cụm từ: Samatabhadra thì rõ.

    Xem chi tiết và hình ảnh ở đây » Tượng Phật ôm thiếu nữ khỏa thân có xuất xứ từ Nepal (http://webwarper.net/ww/~av/www.vanganh.info/2013/03/tuong-phat-om-thieu-nu-khoa-than.html)

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top