Nguyễn Bá Thanh và Ban Nội Chính Trung Ương

Hôm nay cộng đồng mạng râm ran về tin tức ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ nhận chức vụ mới, chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, và chức trưởng Ban Kinh tế Trung Ương.

Hội nghị Trung ương 5 và 6 trong năm 2012 đã quyết định tái thành lập Ban nội chính Trung ương chuyên về vấn đề phòng, chống tham nhũng. Đây là một ban trực thuộc Bộ chính trị.

Ông Nguyễn Bá Thanh là một chính khách đã để lại khá nhiều dấu ấn trong thời gian vừa qua. Qua các vị trí đảm nhiệm tại Đà Nẵng, ông Thanh là người được biết đến với những phát ngôn và hành động táo bạo. Người thương rất nhiều nhưng người ghét có lẽ không phải là ít.

Tuy nhiên có một điểm chung đối với những người quan tâm đến ông Nguyễn Bá Thanh là có lẻ ai cũng thắc mắc cái chức Trưởng ban Nội Chính Trung Ương là ban gì?, nhiện vụ và mục đích của ban Nội chính là gì?
Sau đây TapVietBao xin gởi đến quý bạn đọc Nhiệm Vụ, Chức Năng và Tổ Chức của ban Nội Chính để bạn đọc được rõ hơn về ban Nội Chính - Bộ Chính Trị

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên những mặt công tác sau đây:
1- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu đề xuất và theo dõi việc thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng thành pháp luật nhà nước.
- Theo dõi việc lập và thực hiện chương trình xây dựng pháp luật của Nhà nước.
- Chuẩn bị để Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về những vấn đề thuộc quan điểm trong các dự án luật, nhất là các dự án luật liên quan trực tiếp đến thiết chế chính trị, an ninh chính trị, trật tự xã hội và quyền công dân.
2- Cùng các ban ngành có liên quan, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhằm tăng cường ổn định chính trị và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu đề xuất và thẩm định những đề án về an ninh chính trị có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét quyết định.
- Nắm tình hình của các cơ quan trong hoạt động bảo vệ pháp luật, nhất là hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng.
- Đối với một số vụ án quan trọng có ảnh hưởng chính trị rộng hoặc có liên quan đến cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cho phương hướng chỉ đạo thì Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm theo dõi, chuẩn bị ý kiến đề xuất.
3- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở các ngành: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, hải quan, trọng tài kinh tế nhà nước, Hội luật gia.
- Ban có trách nhiệm thẩm tra những đề án về chủ trương, phương hướng hoạt động của các ngành trên trình ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động của các đảng viên là cán bộ lãnh đạo ở các ngành trên trong việc thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; phối hợp với đảng uỷ khối theo dõi và hướng dẫn hoạt động của các tổ chức đảng ở các ngành này.
- Nắm tình hình công tác cán bộ; thẩm tra và chuẩn bị cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định bố trí nhân sự chủ chốt ở các ngành trên.
Đối với Bộ Nội vụ, Ban có trách nhiệm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi việc chấp hành đường lối, quan điểm của Đảng trên lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm tra và đề xuất ý kiến về việc bố trí, đề bạt cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
4- Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm nắm tình hình, hướng dẫn công tác lãnh đạo trên lĩnh vực nội chính của cấp uỷ địa phương. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương cần có Ban Nội chính để giúp cấp uỷ theo dõi hoạt động của các ngành nội chính, phối hợp các ngành này trong việc nghiên cứu đề xuất những vấn đề về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có liên quan chung và giúp nắm các cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý. Bộ máy Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ cần tinh gọn. Những địa phương chưa có điều kiện lập ban, cần có nhóm chuyên viên giúp cấp uỷ về công tác nội chính.
Ban Nội chính Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương có văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ.
II. VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Ban Nội chính Trung ương được kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng, với bộ máy tinh gọn.
Ban có trưởng ban, một số phó trưởng ban, trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về toàn bộ công việc của Ban; các phó trưởng ban chịu trách nhiệm trước trưởng ban và trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công việc được phân công phụ trách.
Việc sắp xếp tổ chức và bố trí cán bộ, nhân viên trong nội bộ Ban do lãnh đạo ban quyết định nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban. Có chế độ tập hợp, huy động lực lượng chuyên gia giỏi ở các ngành tham gia công tác nghiên cứu của Ban.
Ban nội chính trung ương, các ban, ngành trung ương có liên quan và các tỉnh uỷ, thành uỷ có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này thay cho Quyết định 38-QĐ/TW, ngày 6-1-1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top