Ông Nguyễn Tấn Dũng tự "đánh roi vào mình"

Báo chí Pháp hôm nay, 05/11/2012 lẽ dĩ nhiên đã quan tâm đến hai sự kiện nổi bật là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày mai và Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc vào Thứ năm. Thời sự Pháp cũng được chú ý với bản phúc trình về sức cạnh tranh của Pháp, mà hai tờ Les Echos và Le Figaro cùng chạy hầu như một tựa : « Bản báo cáo dồn Tổng thống Hollande vào chân tường ». Thế nhưng Le Monde cũng không quên Việt Nam, với bài phân tích lời công khai thú nhận sai lầm gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trên phụ trang Điạ lý & Chiến lược, Bruno Philip, thông tín viên của Le Monde tại Đông Nam Á - trong hàng tựa « Au Vietnam, M. Dung s’autoflagelle / Tại Việt Nam, ông Dũng tự đánh roi vào mình » - đã dùng một hình tượng tôn giáo để nói về sự kiện thủ tướng Việt Nam, trong buổi khai mạc khóa họp thường niên của Quốc hội, ngày 22/10, đã công khai tự phê bình, điều ít thấy.

Nguyên nhân là vì kết quả hoạt động kinh tế tồi tệ và cách quản lý không mấy tốt các tập đoàn nhà nước, và nhiều vụ tai tiếng, mà vụ gần đây nhất dính đến một trong những người đồng minh của ông.

Nguyễn Tấn Dũng-Trương Tấn Sang
Bài báo nhắc lại lời ông Nguyễn Tấn Dũng công nhận tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng lên, nợ xấu (các ngân hàng) chồng chất và chấp nhận trách nhiệm chính trị của ông, chấp nhận các sai lầm của ông trước kết quả này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cảnh báo là tăng trưởng Việt Nam sẽ chỉ khoảng 5,2% trong năm nay.

Tác giả bài báo nhận thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam có uy lực nhất từ trước đến nay, nhưng ông cũng phải dè chừng các đối thủ trong Đảng và các nhân vật trong hệ thống lãnh đạo tối cao, vẫn ẩn mình. Bài báo cho biết là các nhân vật trong đảng cho là chưa bao giờ một thủ tướng bị công khai chỉ trích dữ dội như thế.

Le Monde nhắc lại là sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào giữa tháng 10 bế mạc, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ được chiếc ghế của mình.

Tuy nhiên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã bị chỉ trích vì kết quả điều hành. Theo bài báo, đó là cách để dẹp yên những lời chỉ trích chính quyền và Đảng, được lưu truyền trên mạng.


Tác giả bài báo nhắc lại 3 sự kiện tác hại đến thủ tướng Việt Nam, từ vụ tập đoàn Vinashin, mà việc điều hành chưa tốt làm Nhà nước Việt Nam mất tương đương với 3 tỷ euro. Ông Dũng, theo bài báo từng chủ trương dựa vào các tập đoàn lớn nhà nước để kéo kinh tế đi lên, đã ở tuyến đầu hứng chịu vụ tai tiếng. Vụ thứ hai là việc cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và vụ thứ 3 là vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ này đã thêm củi thêm lửa cho những đối thủ của ông Dũng.

Thông tín viên của Le Monde nhìn thấy là trong bối cảnh trên, ông Nguyễn Tấn Dũng không còn sự chọn lựa nào khác là phải tự kiểm điểm để cứu lấy điều then chốt : chiếc ghế và quyền lực của ông.

Theo Bruno Philipp, nơi thủ tướng Việt Nam, có hai mặt. Trước hết, ông là một nhân vật có vẻ hiện đại, mở cửa ra bên ngoài, nhưng một mặt khác, ông lại là người chủ trương cứng rắn đối các nhà ly khai, những bloger hay phê phán. Theo bài báo thì ông Dũng phải trấn an cánh thủ cựu.

Bruno Philip kết luận : Chưa một thủ tướng nào của Việt Nam ghi đậm dấu ấn cá nhân của mình trong công việc mình làm như ông Dũng, ông vẫn là một người có tài thuyết phục nhân tâm. Nhưng ưu điểm này, theo bài báo, có thể tác hại ngược lại đến ông.

Theo RFI
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top