Dân Làm Báo TÀO LAO với bài viết: An toàn ở Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

Với cái kiểu viết giật tít câu view không kiểm tra kĩ thông tin cung cấp cho bạn đọc, Dân Làm Báo ngày càng giống như một cái chợ tin tức tạp nham vớ vẫn, tin đúng sai không cần biết cứ đăng lên đã rồi tính sau, điển hình với bài viết xăm soi 1,2 tấm hình trên báo Tuổi Trẻ: 100 giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (click để xem).

Đây là 2 tấm hình (đã được ghép lại thành 1) trên báo Tuổi Trẻ mô tả một công đoạn nhỏ trong công việc xử lý phóng xa:
---> Thế lực nào đứng sau blog Quan làm báo?
---> [Góc nhìn] Bầu Kiên bị bắt và bầy quạ đen
---> Sự thật về TT Nguyễn Tấn Dũng và con gái Nguyễn Thanh Phượng


Và Dân Làm Báo đã có những lập luận rất hồn nhiên như sau:

Ảnh số 1: 

- 3 chuyên viên đều mang dép plastic, loại dùng đi lại rất phổ biến trong dân chúng! 

- Chuyên viên tiếp cận thùng chứa chất phóng xạ không mang khẩu trang bảo vệ trong khi đó anh chuyên viên đứng phía sau lại đeo khẩu trang ngăn bụi thông thường! 

- Tất cả chỉ mặc một chiếc áo choàng mỏng màu vàng. 

- Tất cả không thấy mang biển ghi nhớ mức độ tiếp xúc phóng xạ của cá nhân. 

Ảnh số 2:

- Hai chuyên viên khi thao tác và tiếp cận với dung dịch Nitơ (Nitrogen) lỏng ở nhiệt độ - 200oC: 

- Không mang bao tay đặc biệt chống lạnh – 200oC. 

- Không đeo kiếng an toàn bảo vệ mắt. 

- Không mặc quần áo bảo hộ đặc biệt khi thao tác và tiếp cận với dung dịch Nitrogen lỏng ở nhiệt độ - 200oC. 

- Không thấy mang biển ghi nhớ mức độ tiếp xúc phóng xạ của cá nhân. 

Qua những bức ảnh này, cho thấy Viện Hạt Nhân Đà Lạt - cơ quan dẫn đầu về kỹ thuật hạt nhân của Việt Nam – từ khi tái hoạt động vào năm 1984 cho đến hôm nay, các lãnh đạo Viện không chút quan tâm gì đến an toàn hạt nhân. Các chuyên viên làm việc tại viện cũng không quan tâm gì đến an toàn cho chính họ khi làm việc trong môi trường phóng xạ nguyên tử, nên ăn mặc như đi dạo phố.

Với những lập luận thiếu chặt chẽ + kiến thức thiển cận kém cỏi, ngay chính các đọc giả của Dân Làm Báo đã có ngay 1 phản biện sắc xảo bẻ gảy bài viết ngay tại chỗ:


Dựa trên  kinh nghiệm làm việc ở Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt (VNCHNDL) trước đây và một số cơ sở hạt nhân của các nước tiên tiến hơn, tôi xin góp ý về bài viết như sau:

Mặc dù tác phong công nghiệp, ý thức đảm bảo an toàn bức xạ ở VN còn nhiều điều cần khắc phục nhưng tấm hình thứ nhất không nói lên được điều đó.

- Dép plastic được dùng rất phổ biến trong các cơ sở hạt nhân trên toàn thế giới vì tính chất dễ chùi rửa của nó ngoại trừ nhưng khu vực có hiện diện "nguồn phóng xạ hở" (hiểu nôm na là có khả năng phát tán trong không khí, dính vào quần áo, xâm nhập vào cơ thể...) sẽ cần đến găng tay, giày, quần áo, và mặt nạ bảo hộ đặc biệt. Do ở thao tác này, đối tượng là một "nguồn phóng xạ kín" đang được đặt trong các hộp nhôm và chì bảo vệ và ngăn cản bức xạ thì các tiêu chuẩn an toàn bức xạ quốc tế không yêu cầu đến những thiết bị này. Trong những tấm hình liên quan đến sự cố Fukushima, mọi người đều được trang bị quần áo phòng hộ đặc biệt vì đây là tình huống phóng xạ phát tán ra khu vực rộng lớn, nguy cơ cơ thể bị nhiễm xạ là cực kỳ cao và khác hoàn toàn với điều kiện làm việc thông thường ở một cơ sở hạt nhân.

- Có thể tác giả không nhìn thấy nhân viên nào đeo "biển ghi nhớ mức độ phóng xạ cá nhân" - hay còn gọi liều kế cá nhân - là vì VNCHNDL sử dụng loại có kích thước tương đối nhỏ, nếu để ý kỹ ta có thể thấy túi áo ngực của người đứng ở góc trên bên phải của hình thứ nhất bị trễ xuống do trọng lượng của thiết bị này được đeo bên trong (một lớp vải mỏng không cản trở độ chính xác của thiết bị đo đạc này nên nhân viên có thể đeo bên trong túi hoặc để lộ ra ngoài). Ngoài ra thì mức độ phóng xạ trong khu vực được kiểm soát bằng nhiều thiết bị đo độc lập kể cả máy đo di động trên tay nhân viên này.

Trong tấm hình thứ hai, nitơ lỏng không phải là vật liệu phóng xạ nhưng tác giả đã đúng khi nhắc đến các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay và kính.

Theo nhận định của riêng tôi thì vấn đề an toàn bức xạ ở VNCHNĐL được đảm bảo tương đối tốt vì hoạt động của một cơ sở hạt nhân như thế buộc phải được đặt dưới sự giám sát của cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) và bản thân đội ngũ nhân viên cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vật liệu phóng xạ. Tuy nhiên, cũng như ở các ngành nghề khác, những vấn đề liên quan đến tác phong công nghiệp cần được cải thiện đặc biệt là vì chúng vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn chung của cơ sở bức xạ.

Tóm lại những ý kiến đóng góp để cải thiện hay "cảnh tỉnh" về tác phong làm việc liên quan đến bức xạ là rất cần thiết đặc biệt là khi đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng năng lượng hạt nhân ở nước ta nhưng thiết nghĩ những góp ý này cần đặt trên những cơ sở vững chắc để tăng tính thuyết phục. Ý kiến phản biện sẽ có sức mạnh khi được chấp nhận và phát biểu bởi số đông quần chúng nhưng nếu nhiều người chấp nhận một ý kiến sai rồi dùng nó để phản biện thì nó sẽ trở thành một trong những lý do để những người quản lý không lắng nghe tất cả những ý kiến của họ.


Tập Viết Báo đôi lời ./.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top