[Phân tích] Chiêu trò bẩn khiến bầu Kiên có: tiền + tù

"Vụ bắt bầu Kiên là khởi đầu và là một bộ phận của chiến dịch làm trong sạch nền tài chính ngân hàng. Chiến dịch này đã được chuẩn bị rất công phu từ nhiều năm nay.
---> Tại sao bầu Kiên bị bắt?
---> Sự thật TT Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Phượng



Có bác sẽ hỏi: thế tại sao đến giờ mới làm? Tại vì:

1 – Chúng ta còn quá ngô nghê ==> không phát hiện sớm chiêu trò của các đại gia ngành ngân hàng (tớ sẽ phân tích chiêu trò của họ ở dưới).

2 – Vì phát hiện muộn nên đến lúc phát hiện ra thì thế lực của họ đã khá mạnh ==> nếu hồ sơ, chứng cứ chưa được thu thập, xác minh đầy đủ thì việc bắt bớ chắc chắn sẽ bị cản trở, “tác động” ==> họ chắc chắn sẽ “thoát” và “phản pháo”.

Chắc các bác cũng đã từng tự hỏi: bầu Kiên (và một số đại gia ngân hàng khác) tại sao “tự dưng” giàu nhanh thế? Lượng tiền không lồ mà họ dùng để thâu tóm các ngân hàng từ đâu đến? Trong khi đó quá trình làm giàu của các đại gia trong các lĩnh vực khác như bác Đức, bác Tâm, bác Long (HP), bác Tiền còi, bác Nam Cường, bác Quang (Masan) thì ai cũng thuộc lòng rồi <== công cuộc “tích lũy tư bản” của họ tương đối lâu và không có gì bí hiểm (đều đi lên từ khai thác cái gì đó, xây dựng cái gì đó hoặc sản xuất cái gì đó…)

Chiêu của bầu Kiên và một số đại gia tài chính ngân hàng không có gì mới, thế giới đã biết đến (và đã cấm) từ lâu:

1 – Đầu tiên bầu Kiên lập ra các công ty đầu tư (mà các bác đã thuộc lòng tên 3 công ty này rồi)

2 - Các công ty này phát hành trái phiếu và bán cho ngân hàng (các ngân hàng nào thì các bác cũng biết rồi)

3 – Ngân hàng tất nhiên là dùng tiền gửi của nhân dân để mua trái phiếu của các công ty đầu tư này (hoàn toàn hợp pháp).

4 – Các công ty đầu tư này sau khi có được tiền thì dùng số tiền đó để…mua lại chính cổ phiếu của ngân hàng (sai phạm bắt đầu từ đây).

5 – Tất nhiên đã là trái phiếu thì phải có trả lãi, trả gốc <== không vấn đề gì! Với lượng cổ phiếu khổng lồ nắm trong tay + danh tiếng một số ngân hàng đang nổi như cồn trong và ngoài nước ==> chỉ cần vài lần đánh lên đập xuống là bầu Kiên thừa tiền để trả lãi cũng như gốc của trái phiếu.

Kết quả là các đại gia “tay không bắt giặc”, “mỡ nó rán nó”. Người chịu thiệt chính là…người dân.

Chúng ta bị thịt hai lần:

Lần 1: họ đem tiền gửi của chúng ta ra để mua lại cổ phiếu chính cái ngân hàng mà chúng ta gửi tiền.

Lần 2: sau khi đã nắm trong tay lượng lớn cổ phiếu họ làm giá để hốt tiếp những con bạc khát nước trên sàn và dùng số tiền đó để thanh toán nợ (trái phiếu).

bầu Kiên và một số đại gia bị hốt chỉ là vấn đề thời gian. Không phải vì họ "quá giàu nên bị đập" như 1 số người theo "chủ nghĩa âm mưu" tưởng tượng ra. Lý do là:

1 - Họ phạm pháp (kinh doanh trên vốn + rủi ro...của người khác)

2 - Việc để một nhóm đại gia kinh doanh đa lĩnh vực thâu tóm các ngân hàng TMCP là cực kỳ nguy hiểm với bất cứ nền kinh tế nào:

Khi họ có quyền chi phối các quyết định của ngân hàng

==> các khoản vay sẽ dựa trên lợi ích cá nhân họ (cho công ty riêng của họ vay, cho công ty thằng em của họ vay, cho công ty vợ/chồng/con của họ vay)

==> làm gì còn “thẩm định”, làm gì còn “quản lý rủi ro”???

==> tiền gửi của nhân dân được “phân phối” một cách dễ dãi

==> đến khi cái ngân hàng thổ tả của họ gặp khó khăn thì đã có “tái cơ cấu”

==> người dân lại mất tiền thuế để cứu những kẻ đã kinh doanh trên xương máu mình!

Các nhân em rất thích tính cách của bầu Kiên: mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm.
Nhưng là 1 doanh nhân bầu Kiên cũng sẽ phải chịu 1 qui luật muôn thủa của thị trường: high return = high risk. "

(Sưu tầm trên WEBTRETHO)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 nhận xét

  1. đúng là ngu như heo, viết bài như vầy cũng viết, chả logic gì

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top