Ẩn số về quyền lực của quân đội trong chính quyền Trung Quốc

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình hoạch định chính sách an ninh trong-ngoài nước của Bắc Kinh, vấn đề đang được một số nhà quan sát đặt ra, khi Trung Quốc trong thời gian gần đây đã trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình hoạch định chính sách an ninh trong-ngoài nước của Bắc Kinh.

Tại thời điểm khi các phe phái chính trị dường như ít liên kết hơn so với trước đây, các nhà quan sát nên chú ý rằng PLA chỉ kiểm soát hơn 20% trong Ủy ban trung ương Trung Quốc, cơ quan bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong Bộ Chính trị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. PLA có thể không phải là người "tạo ra vua", nhưng có thể phủ quyết những lựa chọn cấp cao tại đại hội đảng lần thứ 18 vào mùa thu tới đây. Điều này nhiều khả năng cho phép quân đội ưu tiên khuyến khích những tham vọng chính trị hỗ trợ được tiêu chí của PLA.

Tuy nhiên, tờ Diplomat cũng lưu ý nên cẩn thận với luận điểm này. Vì nghiên cứu lớn cuối cùng về phe quân đội PLA đã được xuất bản cách đây 20 năm và chúng ta hiện không hiểu hết về sự gắn kết quyền lực giữa các đại diện của PLA trong Ủy ban trung ương. Hơn nữa, PLA chỉ có hai ghế trong bộ Chính trị và không có chân trong Ủy ban thường vụ, do đó vai trò vận động chính trị của quân đội có thể chỉ là gián tiếp và không nhất thiết diễn ra thường xuyên.

Thứ hai, như David Finkelstein, giám đốc ban Nghiên cứu Trung Quốc của trung tâm phân tích Tình hình Hải quân (Center for Naval Analyses) tại Alexandria, Virginia hồi đầu năm 2012 cho rằng PLA cũng có thể thị uy vai trò lãnh đạo của mình trong các lựa chọn chính sách. Từ việc sơ tán công dân Trung Quốc ra khỏi Libya, tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden hoặc ép buộc Đài Loan, PLA đang chứng minh tiếng nói của mình đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Những người có khả năng đề xuất các lựa chọn và giải pháp hầu như đều giành chiến thắng trong bàn hoạch định, hơn thành phần chỉ biết trình bày khó khăn.

Thứ ba, PLA đang ngày một chuyên nghiệp khi lực lượng chiến đấu có khả năng "bao trọn gói", từ trên bộ, trên biển, trên không đến không gian. PLA không ngừng gây ngạc nhiên các nhà quan sát với những bước hiện đại hoá của mình. Tuy nhiên, quân đội vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, trong bối cảnh đang có những thay đổi lớn về học thuyết và công nghệ. Điều này có nghĩa chuyện hiểu rõ những gì PLA có thể làm là một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều, so với thời điểm khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 hay gửi chí nguyện quân sang Triều Tiên năm 1950.

Thứ tư, lãnh đạo dân sự hiện nay hầu như không có kinh nghiệm trực tiếp với các vấn đề quân sự và phải dựa hoàn toàn vào PLA, cả về quân đội lẫn chuyên môn chính tri-quân sự. Không giống Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và người kế nhiệm (rõ ràng) là Tập Cận Bình đều không có kinh nghiệm trực tiếp sử dụng lực lượng quân đội để đạt mục tiêu chính trị và có thể phải nhờ đến quân sư. Trong một hệ thống giới hạn khả năng dân sự can thiệp vào quân đội một cách có chủ đích, thì ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình phải phụ thuộc vào kinh nghiệm hạn chế về quân sự của mình để đưa ra các quyết định hành động hợp lý. Diplomat đặt nhiều câu hỏi cho vấn đề này: Chủ tịch nước phải biết những gì? Liệu PLA có trình bày hết các bản ghi nhớ quyết định nhạy cảm và không ẩn chứa nhiều thuật ngữ chuyên môn? PLA và Ủy ban Quân sự trung ương sẽ hồi đáp ra sao khi có yêu cầu đưa thêm thông tin?


Poster tuyên truyền về quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Dòng chữ trong poster có nghĩa là “Một quân đội nhân dân bất khả chiến bại”. Người lính đứng cao nhất đang cầm Mao tuyển. Ảnh: TL Wiki

Vẫn còn mập mờ chuyện Hồ Cẩm Đào và Đặng Tiểu Bình có thể tìm thấy những hỗ trợ tri thức khi cần hay không. Thực tế các tác giả PLA luôn chiếm ưu thế trong các bài báo quân sự trên trang mạng Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc. Trái ngược với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có khu vực phân tích dân sự quốc phòng chuyên nghiệp.

Ví dụ, nếu Nhà Trắng muốn đưa ra một đánh giá khác cho Lầu năm góc, nó có thể đến nhờ vả bất kỳ trung tâm nghiên cứu hay các viện chính sách nào, như trung tâm Đánh giá Ngân sách và chiến lược, trung tâm nghiên cứu Quốc tế và chiến lược, trung tâm An ninh mới của Mỹ để có những bài phân tích quân sự chuyên nghiệp. Còn nếu Bắc Kinh muốn, không rõ nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể lấy các đánh giá độc lập về PLA hay không. Điều này đem lại cho PLA quyền lực to lớn để che khuất đi những việc PLA thực sự làm và hành động mà không sợ bị giám sát.

Các quan sát viên thường xem cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh vào năm 2007 như một dấu hiệu chứng minh quá trình đưa ra quyết định của Trung Quốc thiếu sự phối hợp. Một số cho rằng lãnh đạo dân sự cấp cao đã không nhận được thông tin đầy đủ. Các quan chức quan liêu có thể giấu nhiều tài liệu, trừ phi phải có một ai bỏ thời gian và công sức theo đuổi toàn bộ thông tin. Nhưng tại thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào là người không thuộc quân đội duy nhất có thẩm quyền với PLA.

Ảnh hưởng của PLA có thể tăng lên vì nhiều lý do, PLA có vị trí “đắc địa” để bảo vệ lợi ích và quan điểm của mình trong bộ máy hoạch định chính sách an ninh trong và ngoài nước Trung Quốc. Nhưng, vẫn còn chưa rõ ràng về chuyện có hay không tồn tại tiếng nói thể chế của PLA trong đảng chính trị và chính sách quốc gia, và tiếng nói có là sự kết hợp giữa các nhánh khác nhau của quân đội hay không.

Ngay cả khi PLA có sức ép lớn hơn trong những chính sách an ninh trong-ngoài nước của Trung Quốc, thì những gì họ nói cũng rất mập mờ. PLA đang tiếp tục tập trung vào nội bộ bằng cách giải quyết những thách thức hiện đại hoá của mình và có dấu hiệu rõ ràng cho thấy PLA quyết tâm nỗ lực tự đánh giá hoạt động của mình.

Mối lo ngại thực sự là liệu lãnh đạo dân sự Trung Quốc có đủ kinh nghiệm hay khả năng tri thức để đưa ra những đánh giá chuyên môn độc lập về quân sự của PLA hay không, nhằm quản lý quyền lực và sức ảnh hưởng ngày càng tăng của PLA. Vấn đề này, ở mức độ nào đó, là để các nhà hoạch định chính sách dân sự của Trung Quốc, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, thật sự hiểu rõ năng lực, hạn chế của PLA và đưa ra các lựa chọn tác động đến quyết định chiến tranh và hoà bình.

TUYẾT HANH (SÀI GÒN TIẾP THỊ)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top