Phạm Viết Đào lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá Nhà nước


Ngày 13-6-2013, Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét và bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10-04-1952 quê quán tại Nghệ An, hiện thường trú tại số 02 hẻm 39/7/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Theo cơ quan an ninh, ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hìnhsự nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Không nhiều người tỏ ra ngạc nhiên về blogger thứ hai “nổi đình, nổi đám” sau cựu nhàTrương Duy Nhất ở TP Đà Nẵng bị bắt cách nay không lâu (ngày 26-5) cùng tội danh với Phạm Viết Đào.

Tìm hiểu vì sao Phạm Viết Đào bị bắt? 

Xem bài liên quan Phạm Viết Đào :
Gieo chữ đen, gặp quả đắng
Phạm Viết Đào với tư cách là một nhà văn rất được nhiều người nể trọng. Người ta được biết ông Đào từng là bộ đội nhập ngũ tháng 9-1965, tham gia chiến đấu tại mặt trận Khu 4, Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào những năm tháng hào hùng và ác liệt nhất, sau đó sang Romania du học. Phạm Viết Đào có năng khiếu về văn chương khá sớm nên được học Khóa I của trường viết văn Nguyễn Du. Một khóa đào tạo văn chương cho khá nhiều “thần đồng” như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khánh Chi, Nguyễn Thị Ấm… sau đó có nhiều học viên được cử sang Liên Xô, Romania, Bungari, Hungari, Đông Đức… để tiếp tục đào tạo. Bằng ấy vốn liếng đã quá đủ cho một người như ông Đào phát huy tài năng, sở trường và đóng góp cho đất nước để trả nợ Tổ quốc những gì đã dành cho mình. Dịch giả – nhà văn Phạm Viết Đào đã dịch từ văn học Rumania: Tình yêu hoang dã, Trở lại bến xưa (tiểu thuyết); Thơ tình Mihai Eminescu, 75 bài thơ tình tuyệt bút Rumania, Vết máu biết nói (thơ); Châm ngôn văn học… Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên ngày 27-10-2006, khi được hỏi về “hiệu ứng” với độc giả Romania về Nhật ký Đặng Thùy Trâm được ông dịch sang tiếng Romania, do nhà xuất bản Thế Giới ấn hành, Phạm Viết Đào cho biết: “Có rất nhiều hồi ký viết về chiến tranh. Là hồi ký thì vẫn có một khoảng cách nhất định với thực tế. Nhật ký thì khác, nó là phản ứng tức thì của người viết với cảm xúc chân thật. Người phương Tây rất coi trọng sự thật, cho dù sự thật đó là từ phía nào đi chăng nữa. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đáp ứng được những yếu tố này. Hơn nữa, khát vọng hướng tới cái thiện, lên án cái ác vốn là cảm thức chung của nhân loại”. Học thấm nhuần nhuyễn văn chương từ bé, nhưng Phạm Viết Đào đã không học câu chuyện về Bà Huyện Thanh Quan thay chồng xử án.

Từ một nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào bỗng dưng biến thành một blogger Phạm tội viết bừa, viết bậy
Từ một nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào bỗng dưng biến thành một blogger Phạm tội viết bừa, viết bậy

Dân gian truyền nhau rằng: Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào (giống như Phạm Viết Đào) đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn bằng mấy câu thơ:
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng: Xuân bất tái lai
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Lại có chuyện rằng: một ông đỗ Hương Cống tới xin mổ trâu để làm giỗ bố. Lúc bấy giờ, triều đình vua Minh Mạng đã ban lệnh hạn chế giết mổ trâu bò, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Người ta thì chẳng được đâu
“Ừ ” thì ông Cống làm trâu thì làm.
Phạm Viết Đào giống như cô Đào và người đàn ông trên, đã lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại đến nhà nước và lợi ích cá nhân tổ chức dưới lớp áo blogger. Cái mà blogger đen Phạm Viết Đào đã viết thời gian qua, không phải văn chương nho nhã mà sặc mùi phản động, xuyên tạc, vu cáo chống lại chính quyền, chống lại nhân dân Việt Nam. Rõ ràng là ông Đào “muốn… làm trâu” thì làm.
Phạm Viết Đào bóp méo sự thật và xuyên tạc, chống phá Nhà nước
Không ai cho Phạm Viết Đào có quyền muốn dạy đời, chửi mắng ai thì chửi như tất cả những gì đã viết trên blog. Từ một nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào bỗng dưng biến thành một blogger Phạm tội viết bừa, viết bậy. Từ năm 1975 đến năm 1992, Phạm Viết Đào công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa Thông tin. Tiếp đó từ năm 1992 đến năm 2007, công tác Thanh tra Bộ Văn hóa, là người từng xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực báo chí. Về sau Phạm Viết Đào tiếp tục làm Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Chánh Văn phòng Hội Nhà văn… hiện nay đã nghỉ việc. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Phạm Viết Đào nghỉ việc…

Phạm Viết Đào tự cho mình là một “thiên tài lưu vong” trên chính đất nước mình, tự cho là tất cả những người khác đều yếu kém...
Tự cho mình là một “thiên tài lưu vong” trên chính đất nước mình, tự cho là tất cả những người khác đều yếu kém, “dở hơi” thậm chí ngu xuẩn và trời đất này, gầm trời nước Nam này chỉ có một Phạm Viết Đào là trí tuệ tuyệt đỉnh, là sáng suốt, quyết liệt đấu tranh cho tự do, dân chủ và công bằng văn minh. Được những bạn “chung chí hướng” bày tỏ, được những kẻ phản động kích hoạt, hoan hô, ca tụng nên Phạm Viết Đào đã sửa lại nanh vuốt, tạo dáng “oai hùng” bước vào thế giới blog đen “chiến đấu”.
Thật ra, khi tra tay vào công số 8 Phạm Viết Đào cũng chưa đã tỉnh ngộ ra mình đã làm gì?, đã phản bội ai?, đã vì ai? Vì cái gì như hôm nay đã phải trả giá? Trước tiên là cái giá phải trả cho chính lòng trung thực, yêu sự công bằng, đấu tranh những bất công, chưa hợp lý trên báo giới và xã hội mà trước đây Phạm Viết Đào là người công vụ có chức năng quyền hạn về Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, báo chí. Đây, Phạm Viết Đào viết trong bài “Chúng ta đang làm méo mó Thăng Long của Lý Thái Tổ” (ngày 27/6/2009): “Trận mưa lũ này còn làm bộc lộ cả sự thụ động, lúng túng, thiếu nhạy bén của bộ máy công quyền Hà Nội mà bình thường nếu ai nói ra điều này thì hãy coi chừng…”. Hàng loạt các báo đã đề cập đến vấn đề thoát nước Thủ đô sau trận lụt 2008, nhưng giọng điệu của Phạm Viết Đào khác hẳn, mang thông điệp ám chỉ, khuyến cáo như một bảng cấm nguy hiểm. Lập tức những kẻ thù địch và chống phá chính quyền lấy đó làm phương tiện công kích vào bộ máy lãnh đạo chính quyền Nhà nước XHCN Việt Nam vì Đào cũng là một công dân Hà Nội. “Ai nói ra điều này thì hãy coi chừng…” cách nói đầy ẩn ý, nửa vời của Đào nôm na như một tấm bảng ghi bên đường “Coi chừng chó dữ, chết người”, có chó dữ hay không, không phải chuyện ở đây, mà chính là khuyến cáo, tố cáo sự mờ ám, đàn áp hoặc răn đe kẻ khác. Cái độc hại của Phạm Viết Đào ở câu chữ của một kẻ có học, mang nhiều hàm ý, ẩn ý nên sự thâm hiểm, xảo quyệt làm nên những ảnh hưởng và tác dụng rất lớn. Trong câu chuyện Đào từng “tham chiến” với lề trái, lề phải để nhắm vào Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin – Truyền thông, sau khi viện dẫn một loạt “ý kiến” từ nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Nhà báo Hữu Thọ, Phan Quang… ông này viết: “…thế mà giờ đây những chính kiến của họ lại không một tờ báo chính thống, được duy danh là công luận dưới quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông “dám” đăng? Liệu có phải do các Tổng biên tập bị ám ảnh nặng nề bởi cái quy chế “lề phải”,”lề trái” mà ông Bộ trưởng TT-TT đã ấn định?”.
Mới đây, vào hôm 9-6, Phạm Viết Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là “thử thách cho nền chính trị của Việt Nam” và rằng “Quốc hội nào Chính phủ ấy”. Khi “bình loạn” về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào nói ông không hy vọng có “đột phá” nhưng “méo mó có hơn không”. Hẳn là nhờ “có công” viết trên blog ký tên “Phúc Lộc Thọ” và công “bình… loạn xạ” về tình hình chính trị đất nước, tiếp tay cho những kẻ xấu và phản động nên các blogger như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào và rồi đây sẽ còn tiếp tục, là những cây bút đen chuyên viết bịa đặt, vu khống, xuyên tạc nhằm đả kích các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ được BBC coi là bị “trấn áp blog”, không có tự do báo chí… Nhưng mặc nhiên họ đều biết, những người này đang vi phạm vào điều 258 của Bộ Luật hình sự VN, không liên quan gì đến báo chí. Phạm Viết Đào và sẽ là blogger nào tiếp tục tra tay vào còng số 8 ? Giống như loài vạc hay cú mèo, đất bán hết cho cò nên phải ăn đêm, mà đi đêm ắt có lúc gặp ma. Từ một nhà văn, những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất để giải phóng miền Nam, Phạm Viết Đào được “bình yên” du học tại Romania, rồi về nước học văn chương… Đồng đội và nhân dân bao người đã ngã xuống vì độc lập, tự do dân tộc. Bao người không thể về được ngày hòa bình, bao người còn nằm đâu đó giữa rừng Trường Sơn thăm thẳm và biển Đông vời vợi xanh. Sao không viết về những con người đó?, hay những con người đang lao động vất vả một nắng hai sương. Phạm Viết Đào,tên bồi bút cho những kẻ phá hoại an ninh, hòa bình, chống phá lại thành quả của nhân dân để lợi cho ai và anh sẽ được gì? Thật đáng tiếc thay! Những kẻ quá cuồng ngông, vọng tưởng… đến mức điên rồ!.
Hoàng Đức Tâm
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
Nguồn: Nguyễn Tấn DũngDũng
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

6 nhận xét

  1. dit con me thang Hoang Duc Tam!

    Trả lờiXóa
  2. Lệnh khám xét khẩn cấp với ông Đào được thực hiện cùng ngày. Ông Đào trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
    Bộ Công an thông báo ông Đào bị xử lý hình sự với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự - tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

    Trả lờiXóa
  3. Nhà nước ta đã tạo quá nhiều điều kiện cho ông này phát triển, với hy vọng với năng lực của mình ông ta có thể về cũng mọi người xây dựng đất nước. Vậy nhưng ông ta đã lợi dụng để chống phá nhà nước, nối gót bọn phản động. Thật là vừa phí công, vừa phí sức của Đảng, của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà nước ta đã tạo quá nhiều điều kiện cho ông này phát triển, với hy vọng với năng lực của mình ông ta có thể về cũng mọi người xây dựng đất nước. Vậy nhưng ông ta đã lợi dụng để chống phá nhà nước, nối gót bọn phản động. Thật là vừa phí công, vừa phí sức của Đảng, của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  5. Tội chống phá là tội ngàn năm không tha. Tội phá hoại nhà nước, tội phản bội quốc gia. Chỉ có những kẻ ngu đần mới cố lao vào con đường tội lỗi này thôi.

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top