Sau buổi họp, thêm một lần nữa Đà Nẵng vẫn cảm thấy 'oan ức', không phục thanh tra, lãnh đạo thành phố quyết định sẽ báo cáo Bộ Chính trị vụ 'thất thu hơn 3400 tỷ' đồng này. Xem như xét riêng công việc điều hành quản lý chính phủ mà trách nhiệm cao nhất, quyền quyết định cao nhất thuộc về Thủ tướng vẫn phải trông chờ vào việc báo cáo Bộ Chính trị, và Bộ Chính trị là một tập thể. Như vậy, điều này đã ứng đúng vào entry "Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính", trong đó tôi đã nhận định rằng "chữ ký rõ ràng là của một người nhưng tập thể lãnh đạo... ". Đã vậy, Bộ Chính trị sẽ quyết định như thế nào lại là một câu chuyện khác nữa.
![]() | ||
|
Quay về một vấn đề cụ thể khác, tôi cũng đã đề cập trong entry "Hình như có hai Thủ tướng?". Khi Đà Nẵng tổ chức cuộc họp yêu cầu các hộ dân chấm dứt khiếu kiện cũ, ông Văn Hữu Chiến lại đưa ra "kết luận của Thủ tướng Chính phủ và văn bản trả lời của Thanh tra Chính phủ" để làm cơ sở cho thông báo chấm dứt này. Đành rằng là rất khó, nhưng nếu dân khiếu kiện không thỏa mãn, họ có thể báo cáo lên Bộ Chính trị được không?
Và ước gì, dân oan trong cả nước (thông qua báo chí) mà được báo cáo lên Bộ Chính trị... thì hay biết mấy, nói vậy biết vậy thôi!
Dắt nhau ra tòa là điều chẳng ai mong muốn, nhưng mọi chuyện nhỏ lớn trong khuôn khổ hành chính-pháp lý mà cứ mãi đợi quyết định cuối cùng của Thủ tướng, của Bộ Chính trị thì dù họ có trăm tay nghìn mắt cũng không thể lo toan nổi. Quốc gia đại sự còn quá nhiều chuyện để bàn, chẳng lẻ cứ để các Ngài mất ăn mất ngủ vì những chuyện tưởng như đã được phân công rõ ràng rồi, ai vào việc nấy cả rồi.
MP
0 nhận xét