Tại sao Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng

Hiện nay, có một số luận điệu cho rằng Việt Nam cần xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp và yêu cầu phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như vậy mới có dân chủ. Nếu nói như vậy, thì những người đưa ra luận điệu trên lại chẳng hiểu dân chủ là gì, cũng như không hiểu về bản chất thật sự của đa nguyên đa đảng.

Về lý luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với nhà nước quyết định với những vấn đề nhất định. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Vì vậy, không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng, nước ta chỉ có một là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của dân, do dân và vì dân. Điều đó được thể hiện và được đảm bảo trong đạo luật cơ bản đó là Hiến pháp.
Tại sao Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng


Về thực tiễn, thứ nhất, ở Việt Nam không có tiền đề cho đa nguyên chị trị, đa đảng đối lập hay nói cách khác Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam và nó phù hợp với thực tế hoàn cảnh xã hội nước ta. Thật vậy, hơn 83 năm qua cả dân tộc Việt Nam không ai không biết chính Đảng Cộng sản Việt Nam - được gọi bằng hai chữ trìu mến “Đảng ta” - đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và hơn 25 năm qua công cuộc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng đã đem đến cho đất nước chúng ta biết bao điều đổi thay. Dù vẫn còn những khó khăn, trở ngại song nhân dân Việt Nam ngày càng tin tưởng vào Đảng và cùng nhau phấn đấu nỗ lực vươn tới tương lai ngày càng tươi sáng.

Thứ hai, các nhà “dân chủ” ủng hộ đa nguyên, đa đảng thì lại đem nền dân chủ của Mỹ ra để so sánh. Cho rằng ở Mỹ mới có dân chủ thực sự, là do họ có đa đảng. Thực tế, trên thế giới không có nước nào thực hiện đa nguyên chính trị. Nước Mỹ nói là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Hai đảng trên thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư sản. Và có thể nhìn thực tế ở Thái Lan, các đảng phái luôn tranh chấp quyền lợi với nhau, gây nên bất ổn trong nội bộ đất nước, thế thì còn dân chủ ở đâu nữa?

Bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.

Vậy nên đừng nhìn vào nước Mỹ mà đòi Việt Nam đa nguyên đa đảng, lợi hại của nó thì hãy nhìn cho rõ rồi hãy lên tiếng, đa nguyên đa đảng sẽ dẫn ta về đâu! ./.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 nhận xét

  1. 1 đảng thì cũng có bằng 1 nửa đa đảng đâu

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top