Không thể nói việc Bộ Công an đề xuất “cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ” là xem thường mạng sống con người |
Sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành công vụ. Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2011, đã xảy ra 761 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó có tới 383 vụ nhằm vào lực lượng công an, tăng 6,9% so với năm 2010. Lực lượng bị đối tượng chống đối cao nhất là Công an phường, thị trấn, đồn, trạm, Công an xã (chiếm 44%), đứng thứ hai là lực lượng Cảnh sát giao thông (chiếm 23%). Đáng báo động là trong vài năm trở lại đây, tội phạm chống người thi hành công vụ chiếm tới 1,5% trong tổng số tội phạm hình sự. Công cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để chống lại người thi hành công vụ cũng rất đa dạng, từ những vũ khí nóng như súng, lựu đạn, mìn cho đến vũ khí tự chế, vũ khí thô sơ, gạch, đá, tay không hoặc sử dụng các phương tiên giao thông đâm trực tiếp vào cảnh sát đang làm nhiệm vụ.
Có thể thấy, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ, chống lại lực lượng Cảnh sát trong thời gian gần đây đang tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Ở một số vụ, khi lực lượng Cảnh sát giải quyết các vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng thì đối tượng gây án rất manh động và liều lĩnh, thể hiện hành vi phạm tội đến cùng. Còn nữa, chuyện lực lượng Cảnh sát giao thông bị đối tượng lao thẳng xe máy vào người gây tai nạn hoặc hất lên nóc capo đang trở nên phổ biến hiện nay. Các vụ việc liên tục xảy ra chỉ trong thời gian ngắn, không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật tạo một tiền lệ xấu.
Nếu nói ông không hiểu “chống người thi hành công vụ” là gì thì nhanh đi học lại luật. Hành vi “chống người thi hành công vụ” là vi phạm pháp luật. Điểu đáng lo sợ đó là tội phạm với bản chất lưu manh chuyên nghiệp, với sự liều lĩnh nên rất manh động, coi thường pháp luật, sẵn sàng chống lại các lực lượng thực thi nhiệm vụ nhằm trốn tránh pháp luật. Khi đó các chiến sĩ công an lại phải đặt mình trong hoàn cảnh cấp thiết sẽ phải “phòng vệ chính đáng”. Việc xử nhẹ các đối tượng chống người thi hành công vụ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng chống người thi hành công vụ gia tăng. Chính vì vậy đối với các vụ án này phải được xử lý nghiêm và cần tiến hành xét xử lưu động công khai để làm gương cho các đối tượng khác.
Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, trong đó có nêu rõ, người thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra... Theo tôi, việc quy định người thi hành công vụ được phép nổ súng đối với một số trường hợp chống người thi hành công vụ là biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, răn đe và phòng ngừa các hành vi chống người thi hành công vụ, đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng và ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng khác có thể xảy ra đối với người thi hành công vụ, qua đó góp phần đẩy mạnh việc trấn áp tội phạm trong tình hình hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây đó là cần quy định chặt chẽ hơn nữa các trường hợp bắt buộc phải nổ súng, và vị trí nổ súng như bắn vào chân, tay, đùi hay một trí nào khác trên cơ thể nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng của người có hành vi chống người thi hành công vụ; tránh tình trạng tùy tiện, lạm quyền, vượt quá giới hạn cho phép, khi mà ranh giới giữa hành vi chống người thi hành công vụ và nổ súng của người thi hành công vụ rất mong manh, nhạy cảm và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí, nhận định chủ quan của người thi hành công vụ./.
Alice
cho bắn nhau thoải mái đi mới vui chứ, công an bắn dân, dân bắn công an. đã dân chủ thì dân chủ quá đà luôn đi
Trả lờiXóa