Sacombank có khả năng bị thâu tóm?


Cổ phiếu Sacombank đang phá kỷ lục về khối lượng giao dịch thỏa thuận trong lịch sử 12 năm thành lập HOSE, nhưng chỉ xoay quanh mức giá 19.000 đồng.

Sau gần 2 tháng, cam kết của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước về việc sẽ công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan đến vụ thâu tóm Sacombank vào cuối tháng 8/2012 vẫn chưa được thực hiện. Trong khi mối quan tâm của dư luận liệu việc thâu tóm Sacombank có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa được trả lời, cổ phiếu Sacombank đang phá kỷ lục về khối lượng giao dịch thỏa thuận với giá trị lớn nhất trong lịch sử 12 năm thành lập HOSE.

Có một dòng vốn lớn chảy vào thị trường qua kênh giao dịch thỏa thuận của STB.

Theo HOSE, từ ngày 14 đến 30/5 tổng giá trị giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB đạt 57,6 triệu đơn vị. 4 phiên đầu tháng 6 tiếp theo khối lượng giao dịch thỏa thuận STB vọt lên 138,5 triệu đơn vị, trị giá 3.463 tỷ đồng, tương đương 14% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng. Trong số này có một giao dịch tới 26,3 triệu đơn vị ngày 1/6. Ngày 29/6 thêm một giao dịch thỏa thuận STB với khối lượng 21,3 triệu cổ phiếu, trị giá 450 tỷ đồng.

Sau khi tạm yên 3 tháng, Sacombank lại "đánh thức" thị trường bằng một đợt giao dịch thỏa thuận mới. Từ 20/9 đến 3/10, với 4 phiên giao dịch thỏa thuận số lượng lớn, hơn 63 triệu cổ phiếu STB đã được chuyển nhượng, với giá hầu hết xoay quanh mốc 19.000 đồng.

Ngày 21/9, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Eximbank - cổ đông lớn, nắm giữ 50,3 triệu cổ phiếu, tức 5,17% cổ phần Sacombank - đã bán ra 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ về 4,86%. Thay vì công bố trên HOSE, giao dịch của cổ đông này chỉ được thông báo trên website của Sacombank.

Khác với năm ngoái và đầu năm nay khi nhóm thâu tóm Sacombank có khả năng tiếp cận với nguồn tiền lớn, tập trung từ vay liên ngân hàng, từ việc cầm cố cổ phiếu để vay tiền ở các tổ chức tín dụng, hiện nay việc vay tiền ở các ngân hàng khó hơn rất nhiều. Nhưng vẫn có một dòng vốn lớn chảy vào thị trường qua kênh giao dịch thỏa thuận của STB.

Có 2 giả thiết mà các chuyên gia này đưa ra cho vấn đề của Sacombank: một là các giao dịch thỏa thuận trong trường hợp này có thể xem như đảo nợ đáo hạn hoặc repo cổ phiếu thông qua chính chủ thể là Sacombank. Còn giả thiết khác là chính Sacombank đã cho một số công ty vay tiền và các công ty này dùng tiền đó để mua thỏa thuận cổ phiếu STB. Trong cả 2 giả thiết, tiền của Sacombank đều được sử dụng để đầu tư cổ phiếu STB, “mỡ nó đã rán chính nó”.

Vòng quay thứ hai, và cũng là vòng quay cuối cùng của một chu trình thâu tóm ngân hàng có thể đã khởi động. Thực tế có đúng như thế? Hãy chờ trả lời của thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top