Nhật Bản thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại Senkaku?

Các nguồn thạo tin ngày 9/10 cho biết Nhật Bản đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông, trong khi vẫn bảo lưu lập trường rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.


Kế hoạch trên đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có đôi chút thỏa hiệp với Trung Quốc mà không thay đổi lập trường từ lâu của mình. Bắc Kinh vốn kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại bất đồng liên quan đến quần đảo Senkaku do phía Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.  Tuy nhiên theo các nguồn tin, hiện chưa rõ liệu động thái này của Nhật Bản có là động lực để Trung Quốc cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai nước hay không.

Trong cuộc gặp với một phái đoàn gồm các nghị sĩ và các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giả Khánh Lâm đã hối thúc Nhật Bản công nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tokyo cho rằng lời kêu gọi này cho thấy mục đích hiện thời của chính phủ Trung Quốc là muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của việc tranh chấp lãnh thổ. Chính sự lý giải này đã dẫn tới việc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc có thể làm gì để dỡ bỏ những trở ngại cho việc cải thiện quan hệ song phương.

Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ thông cáo chung Trung-Nhật năm 1972, trong đó Trung Quốc nói rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể nhượng lại của nước này. Nhật Bản khi đó đã cam kết "hiểu đầy đủ và tôn trọng" lập trường của Trung Quốc, theo đó Nhật Bản không bày tỏ rõ lập trường về chủ quyền của Đài Loan. Trong trường hợp quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ "thừa nhận" các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp bởi nếu Nhật Bản nói rõ rằng nước này "hiểu đầy đủ và tôn trọng" các tuyên bố trên, thì điều này có thể được Trung Quốc hiểu là sự thừa nhận việc tồn tại tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.

Trong diễn biến khác liên quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 10/10 cho biết Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã hủy chuyến đi tới Tokyo, trong bối cảnh đang diễn ra tranh chấp biển đảo giữa nước này với Nhật Bản. Người phát ngôn của IMF thông báo: "Hai ngày trước, chúng tôi được thông báo rằng lịch làm việc của Thống đốc Chu Tiểu Xuyên có thể khiến ông hủy bài phát biểu tại Tokyo. Điều này nay đã được xác nhận và Phó Thống đốc Yi Gang sẽ đại diện cho ông ta tại Hội nghị thường niên IMF-WB".

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ngày 7/10, các tàu tuần tra của Trung Quốc lại vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông. Hãng tin Kyodo cho biết đây là ngày thứ bảy liên tiếp Trung Quốc điều tàu vào khu vực này.

Theo nguồn tin trên, bốn tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, dải nước nằm ngay ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku, đồng thời thông báo qua radio với một tàu tuần tiễu thuộc Sở chỉ huy Lực lượng Bảo vệ bờ biển Vùng 11 đặt tại ở Naha (tỉnh Okinawa) rằng họ đang thực hiện các nhiệm vụ hợp pháp.

H.N (tổng hợp từ Vietnam+)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top