Chính sách kinh tế của Chính phủ VN chưa đủ mạnh


“Những gì là khó khăn ở Nhật Bản thì lại chính là điểm sẵn sàng được đáp ứng ở Việt Nam”

Đó là khẳng định của Ông Lê Hữu Quang Huy - Tham tán, Trưởng bộ phận Xúc tiến đầu tư Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, để lý giải cho nhận định của mình về xu thế tiếp tục tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới.


Nhằm tránh rủi ro liên quan tranh đến vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhiều Doanh nghiệp  Nhật Bản tại Trung Quốc đang hướng cái nhìn sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư.

Ngoài các vấn đề về môi trường chính trị, xã hội ổn định, hay sự thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt - Nhật đã mở đường cho đầu tư nhiều dự án lớn… thì Việt Nam đáp ứng được nhiều tiêu chí mà nền kinh tế Nhật Bản cần như: “dân số vàng, là cửa ngõ vào ASEAN, nơi đón nhận thuận tiện dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghệ cao”. Bên cạnh đó, các lĩnh vực phát triển hạ tầng, chế tạo, phát triển công nghiệp hỗ trợ và tài chính, bảo hiểm, kể cả nghiên cứu và chế biến khoáng sản cũng sẽ là "đích ngắm" của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thống đốc bang Maryland (Mỹ), Martin O’Malley.

Trên thực tế, xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam, không chỉ có các doanh nghiệp Nhật Bản. Mà còn có doanh nghiệp các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Đó là những tín hiệu rất đáng mừng, thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư các nước vào chính sách và môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình thu hút vốn này cũng đang ẩn chứa nhiều thách thức

Trở lại với câu chuyện về chính sách, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mặc dù quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, được ban hành ngày 24/2/2011 (Xem quyết định tại đây). Nhưng nó vẫn chưa đủ mạnh mẽ để tạo bước đột phá. Nhiều ý kiến cho rằng, kể từ khi quyết định 12 ra đời, đến nay có rất ít Doanh nghiệp và dự án xin được ưu đãi. Có một số dự án đang xin nhưng thấy thủ tục quá phức tạp nên lại tiếp tục đầu tư mà không chờ đợi được.

Việt Nam được coi là quốc gia lý tưởng trong mắt các nhà đầu tư toàn thế giới, chứ không riêng gì với Nhật Bản. Nhưng vẫn còn nhiều bất ổn kinh tế, cộng với hạ tầng yếu kém và chính sách bất cập sẽ là những bất lợi để cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư...  Nếu những “điểm nghẽn” nêu trên không giải quyết được thì cơ hội mãi vẫn chỉ là cơ hội và chúng ta chỉ biết đứng nhìn các quốc gia khác đón nhận. Do đó, chúng ta cần phải biến những cảm nhận lý tưởng thành những cơ hội thực tế cho mình.

Đọc giả Thảo Nguyên
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top