Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân được bắt đầu để đáp trả cái bị gọi là “thư đen nguyên tử” xuất phát từ Mỹ.
Vào tháng 7 năm 1950, thời điểm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên, tổng thống Mỹ Harry Truman đã lệnh cho 10 máy bay B-29 có vũ khí hạt nhân đến Thái Bình Dương với ý định ngăn không cho Trung Quốc tham dự vào cuộc chiến này. Năm 1952, tổng thống chưa nhậm chức Dwight Eisenhower tiết lộ rộng rãi ý định rằng ông sẽ cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử đối với Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán tạm dừng cuộc chiến tranh Triều Tiên không có kết quả.
Vào năm 1954, chỉ huy Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, tướng Curtis LeMay, đã lên tiếng ủng hộ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nếu Trung Quốc còn tham dự vào cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Không lâu sau đó, vào tháng Giêng năm 1955, đô đốc hải quân Mỹ Arthur Radford cũng công khai ủng hộ biện pháp sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc nếu cần thiết.
Trung Quốc bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào mùa đông năm 1954. Bộ Xây dựng Cơ khí Thứ ba (năm 1957 đặt lại tên là Bộ Xây dựng Cơ khí Thứ hai, Bộ Công nghiệp Hạt nhân năm 1982 và Cục Năng lượng và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia năm 1988) được thành lập năm 1956. Dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, quá trình nghiên cứu hạt nhân được bắt đầu tại Viện nghiên cứu vật lý và Năng lượng Nguyên tử ở Bắc Kinh và một nhà máy làm giàu uranium khuếch đại bằng khí được xây dựng để sản xuất uranium ứng dụng trong vũ khí.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1957, Liên Xô và Trung Quốc ký một thỏa thuận về công nghệ phòng thủ mới, trong đó Matxcơva chấp thuận cung cấp một “mẫu bom nguyên tử” và tài liệu kỹ thuật mà từ đó Trung Quốc có thể chế tạo được vũ khí nguyên tử. Từ năm 1955 đến năm 1959, đã có khoảng 260 các nhà khoa học và kỹ sư khoa học hạt nhân của Trung Quốc đến Liên Xô nghiên cứu và cũng số đó các chuyên gia về hạt nhân của Liên Xô sang Trung Quốc làm việc trong các cơ sở hạt nhân nước này. Tuy nhiên, đến năm 1959, mối rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ đến mức Liên Xô chấm dứt mọi hỗ trợ cho Trung Quốc.
Vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng lượng uranium được làm giàu tại cơ sở hạt nhân Lan Châu và chỉ 32 tháng sau vào ngày 17 tháng 6 năm 1967, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công thiết bị nguyên tử tầm nhiệt đầu tiên. Thành tựu này đã gây một tiếng vang lớn bởi khoảng thời gian giữa hai sự kiện này ngắn hơn rất nhiều sơ với các cường quốc vũ khí nguyên tử khác. Trong đó khoảng thời gian giữa vụ thử hạt nhân đầu tiên và bom hydro đầu tiên của Mỹ là 86 tháng, Liên Xô mất 75 tháng, Anh mất 66 tháng và Pháp mất 105 tháng.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 1966, Trung Quốc phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 2 (DF-2) từ khu thử tên lửa Shuanchengzi, tỉnh Cam Túc tiêu diệt mục tiêu tại khu thử vũ khí Lop Nur. Tên lửa này mang một đầu đạn hạt nhân loại 12 kiloton, đã đánh dấu thời khắc duy nhất một nước đã thử thành công một đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa đạn đạo ở các khu vực đông dân cư.
Vào giữa những năm 1960, Trung Quốc áp dụng một chính sách có tên “Sản xuất dây chuyền thứ ba”, là một nỗ lực xây dựng thêm các cơ sở cho các mục tiêu lợi ích chiến lược như công nghiệp thép, hàng không vũ trụ và hạt nhân trong nội địa Trung Quốc nhằm giảm đến thấp nhất khả năng bị tấn công. Các cơ sở hạt nhân theo chính sách “Sản xuất dây chuyền thứ ba” bao gồm một cơ sở làm giàu uranium bằng khi ở Hà Bình, một lò phản ửng sản xuất plutonium và một cơ sở phân tách hạt nhân tại Guangyuan, Nhà máy hạt nhân nguyên tử ở Yibin và một cơ sở thiết kế vũ khí nguyên tử ở Mianyang. “Dây chuyền thứ ba” được tiến hành trong suốt quãng thời gian Trung Quốc tiến hành các “Kế hoạch Kinh tế 5 năm” lần thứ ba (1966-1970) và thứ tư (1971-1975).
Công cuộc hiện đại hóa nền công nghiệp hạt nhân những năm 1980 và sau này
Các vụ thử hạt nhân của Trung Quốc vào những năm 1980 và 1990 được lên cót mạnh mẽ thành công cuộc hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân. Mặc dù vào năm 1994, Trung Quốc tuyên bố các thử nghiệm này là nhằm cải thiện các tính năng an toàn cho các đầu đạn hiện có nhưng dường như họ cũng có ý định phát triển thêm các đầu đạn hạt nhân mới và nhỏ hơn để lắp đặt trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu thể rắn thế hệ mới (như DF-31 và DF-31A), và cũng có khả năng phát triển đầu đạn hạt nhân đa tính năng mới (MRV hoặc MIRV).
Lần thử cuối cùng của Trung Quốc là vào ngày 29 tháng 7 năm 1996, chưa đến hai tháng sau, vào ngày 24 tháng 9 năm 1996, Bắc Kinh ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). Để ký kết hiệp ước này, Trung Quốc đã phải vượt qua một số lo ngại bước đầu, trong đó có việc cho phép loại trừ “các vụ nổ hạt nhân không ồn ào” và sử dụng các biện pháp kỹ thuật quốc gia và kiểm tra thực địa để xác minh. Tuy nhiên, Quốc hội Trung Hoa Dân Quốc vẫn chưa thông qua hiệp ước này.
Việc Trung Quốc ký hiệp ước CTBT năm 1996 là bước chuyển biến cuối cùng trong một loạt các thay đổi về chính sách đối với các vấn đề về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, chính trong giai đoạn những năm 1980, vị thế của Trung Quốc về phổ biến vũ khí hạt nhân lần đầu tiên đã bắt đầu thay đổi. Từ những năm 1960, Bắc Kinh đã chỉ trích Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) là phân biệt đối xử và không cân bằng, nhưng đến những năm 1980, nước này cũng tỏ ý theo luật lệ rằng họ chấp nhận thuật ngữ không phổ biến hạt nhân.
Vào năm 1984, Trung Quốc gia nhập Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và chấp nhận đặt toàn bộ hoạt động xuất khẩu hạt nhân dưới quyền giám sát quốc tế. Cũng trong năm đó, trong một chuyến thăm đến Mỹ, thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã trao cho Washington một số đảm bảo bằng lời nói rằng rằng Trung Quốc không ủng hộ hay khuyến khích hoạt động phổ biến hạt nhân. Vào năm 1990, mặc dù vẫn chưa trở thành thành viên của NPT, Trung Quốc tham dự cuộc hội thảo đánh giá lần thứ tư của NPT và trong khi họ chỉ trích hiệp ước này vì đã không cấm việc triển khai vũ khí nguyên tử ngoài vùng lãnh thổ quốc gia và không có các điều khoản chặt chẽ trong việc dỡ bỏ hạt nhân nói chung.
Họ cũng khẳng định rằng hiệp ước này có ảnh hưởng tích cực và góp phần vào việc duy trì ổn định và hòa bình thế giới. Vào tháng 8 năm 1991, ngay sau khi Pháp gia nhập NPT, Trung Quốc cũng tuyên bố ý định gia nhập của mình mặc dù một lần nữa họ vẫn bày tỏ quan điểm không thay đổi của mình về bản chất phân biệt đối xử của hiệp ước này.
(Còn nữa)
Tân Vũ
Theo NTI, Wikipedia & Defense News
0 nhận xét