TQ chính thức triển khai quân đội tới đảo thuộc chủ quyền VN

Trong sự chuyển hướng nguy hiểm nhất liên quan đến diễn biến tại Biển Đông, ngày 23/7, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, đã phê chuẩn triển khai Quân đội giải phóng nhân dân tới bảo vệ các hòn đảo thuộc yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Trước đó, trong tháng 6, Quốc vụ viện Trung Quốc đã nâng địa vị hành chính của vùng biển này lên cấp thành phố, mà sau đó gọi là "thành phố Tam Sa" với trụ sở đặt ngay tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai động thái trên đã thể hiện rõ sự ngày càng táo tợn cũng như đơn phương của Bắc Kinh, ngang nhiên đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông DOC năm 2002, một văn bản chính trị đa phương ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó kêu gọi giải quyết "các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng con đường hòa bình, không đe dọa sử dụng vũ lực".

Trở ngại lớn đối với việc giải quyết tranh chấp Biển Đông tất nhiên chính là việc Trung Quốc phản đối bất kỳ giải pháp đa phương nào cho những gì mà thực chất chính là một tranh chấp đa phương, xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn của Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Malaysia, Việt Nam và Brunei. Ngay từ đầu Trung Quốc luôn nhấn mạnh chỉ đàm phán song phương với từng quốc gia Đông Nam Á.

Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc lấy lý do rằng "các vấn đề an ninh chính yếu của khu vực liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tốt nhất phải được giải quyết bằng đàm phán song phương hơn là thông qua các công cụ đa phương".

Mặc dù Bắc Kinh đã đưa đa phương hóa vào trọng tâm hơn trong chính sách đối ngoại, nhưng có vẻ như Bắc Kinh lại sẵn sàng đặt nó dưới các nguyên tắc chủ quyền của mình. Điều này được thể hiện rõ trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ hai, hội nghị đã vạch ra ba giai đoạn phát triển cho hợp tác an ninh khu vực: xây dựng lòng tin; ngoại giao phòng ngừa; và, các chiến lược giải quyết xung đột.

Trong khi tuân thủ giai đoạn đầu, Trung Quốc lại thể hiện sự tráo trở trong giai đoạn thứ hai và thứ ba bởi ngoại giao phòng ngừa và các thủ tục giải quyết tranh chấp gây bất lợi cho những vấn đề chủ quyền của Trung Quốc.

Ảnh minh họa

Chẳng cần nói cũng rõ, cơ chế song phương cho phép Trung Quốc gây chia rẽ và hiểu nhầm giữa các bên tuyên bố chủ quyền biển Đông khác về giải quyết tranh chấp lãnh thổ và giúp Bắc Kinh có được sự thoải mái hơn trong quá trình đàm phán. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp Biển Đông đã gặp khó khăn ngay từ ban đầu bởi thứ chủ nghĩa đa phương hạn chế và tự phụ cũng như cái cách nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia của riêng Trung Quốc.

Càng gây thêm rắc rối cuộc khủng hoảng, Trung Quốc đã đơn phương hành động và mở rộng tuyên bố chủ quyền của mình ra gần như toàn bộ Biển Đông. Điều này rõ ràng đã lật tẩy thứ chủ nghĩa đa phương hóa Trung Quốc chỉ là một công cụ chính sách đối ngoại lố bịch.

Quả thực, những động thái quả quyết của Trung Quốc tại Biển Đông khiến cho chủ nghĩa đa phương của Trung Quốc chỉ còn là thứ giả bộ đơn thuần, không hơn, không kém. Chủ nghĩa đa phương, theo nhận thức của Trung Quốc, ngày càng đóng vai trò là một công cụ chiến lược thiết yếu để chống lại chính sách bá quyền và đơn phương của Mỹ. Nó cũng được sử dụng nhằm giúp Trung Quốc đạt được một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế bình đẳng hơn khi cho phép Bắc Kinh có tiếng nói lớn hơn trong các quá trình hoạch định chính sách.

Hơn nữa, chủ nghĩa đa phương cũng nhằm đẩy lùi "lý thuyết mối đe dọa Trung Quốc" và xây dựng hình ảnh một Trung Quốc trách nhiệm trong các nước Đông Nam Á. Nhưng, khi Trung Quốc có những động thái đơn phương tại Biển Đông, thì quả thực, Trung Quốc đã hành động có khác gì với Mỹ.

Chủ nghĩa đơn phương của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng chính thức làm mất đi ý nghĩa của Nhận thức an ninh mới mà từ đó đã khởi sinh ra nhận thức về chính chủ nghĩa đa phương của Trung Quốc. Trớ trêu hơn, Nhận thức an ninh mới được giải thích tại dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN vào tháng 12/1997 bởi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó Tiền Kỳ Tham là một mô hình hợp tác an ninh của Trung Quốc  nhằm chống lại mô hình bá quyền và đơn phương của Mỹ. Nó mở ra những quyên tắc trong quan hệ quốc tế dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác. Nhận thức an ninh mới cũng cho rằng có thể tạo dựng "một hệ thống mới để quản lý các quan hệ giữa các nước khác nhau về hệ thống xã hội, giá trị và trình độ phát triển". Trong giai đoạn sau đó, bám lấy các nguyên tắc Nhận thức an ninh mới, nền tảng của sự trỗi dậy hòa bình đã hình thành, nhưng giờ này điều đó đã thực sự vỡ tan trước ảnh hưởng từ các biện pháp đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông, đe dọa đẩy khu vực vào một kịch bản miệng hố chiến tranh.

Động cơ nâng cao vị thế quốc gia đặt trong khái niệm vị tha hòa bình của Nhận thức an ninh mới trên thực tế không phải là một mô hình quan hệ quốc tế thay thế. Khi giới lãnh đạo Bắc Kinh nói "gạt sang một bên các tranh chấp và cùng khai thác chung" tại Biển Đông, điều đó mang bốn ý nghĩa: "chủ quyền lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc; khi các điều kiện chưa chín muồi để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, các cuộc thảo luận về chủ quyền nên được hoãn lại; lãnh thổ tranh chấp có thể được khai thác chung; và mục đích khai thác chung là củng cố hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác và tạo điều kiện cho việc giải quyết ổn thỏa vấn đề quyền sở hữu lãnh thổ".

Bao quát trong quan điểm này của Trung Quốc về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ là hai vấn đề: Một là, giữ lại các quyền chủ quyền của Trung Quốc bất chấp những tuyên bố chồng lấn; và hai là, phản đối đa phương hóa trong giải quyết các xung đột. Rõ ràng, ý tưởng chủ nghĩa đa phương và chủ quyền của Trung Quốc dựa trên mô hình xây dựng nhà nước Westphalia và không hề tạo ra một hệ thống có tính thay thế.

Do vậy, chủ nghĩa đa phương về cơ bản chỉ là một sự lố bịch trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, tranh chấp biển đông đơn thuần là vấn đề chủ quyền, trong đó không cho phép các thế lực bên ngoài can thiệp vào. Trung Quốc đã lựa chọn cách giải quyết vấn đề với các điều khoản gây kích động chủ nghĩa quốc gia, xây dựng sử ký giả và phô trương sức mạnh quân sự. Nghịch lý thay là, một mặt Bắc Kinh kêu gọi "khai thác chung" tại các vùng biển tranh chấp, nhưng mặt khác lại chỉ trích Mỹ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông và khơi dậy "tâm lý chiến tranh lạnh". Và cuối cùng, về các vấn đề liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đi theo xu hướng đơn phương hơn. Điều này không chỉ phù hợp với sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc mà còn bởi sự đi xuống tương đối của Mỹ.

Đình Ngân
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top