Thời báo Hoàn Cầu kích động TQ đánh Nhật

[tapvietbao.blogspot.com - Bản tin thế giới] Tiếp theo những diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông xung quanh tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku), “Thời báo Hoàn cầu” cho rằng Bắc Kinh đã không còn đường lùi và cần chuẩn bị cho trận hải chiến.
---> Hiếu chiến, tờ Hoàn cầu bị kêu gọi đóng cửa
---> [Phân tích] Nếu điều đó xảy ra: TRUNG - NHẬT đánh nhau


Theo nội dung bài báo, cơ quan cảnh sát Nhật Bản ngày 21/8 tuyên bố sẽ kiên quyết khởi tố nếu còn tái diễn tình trạng người dân Trung Quốc đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tuyên bố này đương nhiên không thể khiến các nhà hoạt động Trung Quốc lo sợ và từ bỏ việc xây dựng các kế hoạch mới để tiếp tục hành trình đến quần đảo tranh chấp. Lời đe dọa trên của cơ quan cảnh sát Nhật Bản đồng nghĩa với việc dự báo nguy cơ căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Tôkiô trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Theo đó, “Thời báo Hoàn cầu” khẳng định Bắc Kinh buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị để đối phó với tình trạng căng thẳng không thể kiểm soát giữa Trung Quốc với Nhật Bản xung quanh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị tốt về lực lượng quân sự.

Dưới sự kích động của lực lượng cánh hữu Nhật Bản, Điếu Ngư/Senkaku hiện trở thành mâu thuẫn cũng như nguy cơ không thể hóa giải giữa Bắc Kinh và Tôkiô. Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không còn đường lùi, tâm lý đối đầu cũng như thù địch trong xã hội đã lên đến cao độ, đẩy sự việc tiếp tục đi đến chỗ mất kiểm soát. “Thời báo Hoàn cầu” nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc hiện không thể tiếp tục đơn phương áp dụng giải pháp kiềm chế trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku vì như vậy sẽ gây tổn thất nặng nề cho tinh thần đoàn kết chung trong xã hội cũng như làm phương hại lớn đến uy tín của nhà cầm quyền. Trung Quốc chỉ có thể thuận theo mong muốn của người dân, từng bước triển khai các hành động tranh chấp, khống chế thực sự đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây có thể sẽ là sự mạo hiểm chiến lược đối với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh buộc phải đối mặt và điều khiển sự mạo hiểm đó, đặc biệt trong giai đoạn dân chủ hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Theo báo trên, nếu vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trở thành một “cái hố” trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc, "chúng ta buộc phải vượt qua trở ngại đó". Xã hội Trung Quốc hoàn toàn không đòi hỏi ngay lập tức phải giành lại toàn bộ quần đảo này vì họ hiểu rõ rằng đây là việc làm rất khó khăn. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc không chấp nhận sự hung hăng của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Trong vấn đề này, Trung Quốc phải tiến lên phía trước, không được lùi bước hoặt giẫm chân tại chỗ. Đó chính là viễn cảnh mà người dân Trung Quốc mong muốn được chứng kiến.

Nhiều học giả và nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng đòi hỏi trên thiếu trí tuệ chiến lược. Trung Quốc nên kiềm chế, tiếp tục lấy việc tăng cường sức mạnh để đối trọng với Nhật Bản và Mỹ nhằm tạo cơ hội thực sự chắc chắn cho việc thu hồi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tuy nhiên, chủ trương này không thể thực hiện trong bối cảnh chính trị thực tế hiện nay.“Thời báo Hoàn cầu” khẳng định Trung Quốc cần phải dũng cảm và mưu lược trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku để tạo ra cục diện mới đấu tranh với Nhật Bản. Lực lượng chấp pháp của Trung Quốc phải tiến vào khu vực 12 hải lý của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và đảm bảo khả năng sẵn sàng bắt giữ những người Nhật Bản đặt chân lên đảo. Trước mắt, tất cả những việc làm này sẽ rất khó khăn, nhưng bắt buộc phải trở thành mục tiêu từ nay về sau của Chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ Điếu Ngư/Senkaku. Điều này có thể sẽ tạo ra cục diện căng thẳng trên biển giữa Bắc Kinh và Tôkiô, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không có gì phải lo ngại.

Để hóa giải cục diện căng thẳng đó, cả Bắc Kinh và Tôkiô sẽ phải đồng thời cùng “lùi bước”, chia sẻ trách nhiệm một cách bình đẳng trong việc bảo vệ hòa bình trên biển. Ngay cả trong trường hợp xảy ra va chạm quân sự Trung-Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Bắc Kinh cũng hoàn toàn không phải lo lắng. Chỉ cần hai bên Trung Quốc và Nhật Bản thực sự không muốn giao chiến thì quy mô cũng như tính chất của va chạm quân sự kể trên sẽ dừng lại ở mức độ nhất định. Nhật Bản là một trong những quốc gia xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên mạnh tay với Tôkiô sẽ tạo ra hiệu ứng có lợi, mở rộng uy lực của Bắc Kinh cả trong vấn đề Biển Đông. Đây không phải là hành động lên kế hoạch chiến tranh với Nhật Bản, mà là sự đáp trả kiên quyết của Bắc Kinh trước chính sách cứng rắn mà Tôkiô đang thực hiện, dùng chính sách xung đột tiền duyên để ép Nhật Bản phải khôi phục thái độ bình tĩnh đối với Trung Quốc. “Thời báo Hoàn cầu” kết luận: điều này có thể không phải là giải pháp tốt nhất đối với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh rất có thể sẽ buộc phải lựa chọn. Trong bối cảnh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku đang phức tạp như hiện nay, một sự “lựa chọn hoàn hảo” cho Bắc Kinh cơ bản không tồn tại.

Lê Sơn (gt)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top