Campuchia và trò thay trắng đổi đen rẻ tiền

Dù cho lời ngụy biện được che đậy khéo léo thế nào, nhưng đã là dối trá thì không thuyết phục được ai. Thiết nghĩ, nếu một Chủ tịch luân phiên ASEAN đương nhiệm không nhận ra sai lầm của mình, sớm muộn họ cũng phải trả giá đắt bằng danh dự, uy tín của mình trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế.

Vị đắng ASEAN


Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Asean một Hội nghị Bộ trưởng không có thông cáo chung. Trong khi Philippines và Việt Nam luôn nỗ lực nâng cao vai trò, tiếng nói của ASEAN về vấn đề biển Đông với Trung Quốc. Thì Campuchia luôn tìm cách cản trở, gạt phăng bất kỳ “chủ đề” nào liên quan đến đề tài này. Rồi quay ra đổ vấy trách nhiệm là do Việt Nam và Philippines nên hội nghị đã không ra được Thông cáo chung. “Cú lội ngược dòng” này của Campuchia khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về “tác giả” của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.

Biếm họa của báo Philippine Star (Philippines) ngày 15-7 sau khi hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 không thể ra tuyên bố chung vì Campuchia không đồng ý đưa vấn đề tranh chấp biển Đông vào tuyên bố chung.

Campuchia – chủ tịch luân phiên ASEAN 2012 tỏ ra không hài lòng với đòi hỏi của 2 nước thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines. Một mực khẳng định không có chuyện nước này bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Trong khi chính những người lãnh đạo cấp cao các nước cũng như dư luận thế giới đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về việc Campuchia ngả về phía Trung Quốc, nước đã dành nhiều viện trợ “miễn phí” cho Phnom Penh. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố:“ASEAN không ra được thông cáo chung là “vô trách nhiệm”. Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều “bí mật công khai” khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn nước chủ nhà Campuchia”. Nhà báo Vint Chavala cũng đã có bài viết vạch trần ý đồ ngả theo Trung Quốc của Chủ tịch luân phiên khối ASEAN đương nhiệm nhằm mưu cầu lợi ích cho riêng quốc gia mình bất chấp sự tổn hại ghê gớm đối với sự đoàn kết nội khối và phân tích rất rõ trục quan hệ lợi ích Bắc Kinh – Phnom Penh nhằm lợi dụng lẫn nhau.

Dù cho lời ngụy biện được che đậy khéo léo thế nào, nhưng đã là dối trá thì không thuyết phục được ai. Với cương vị là Chủ tịch luân phiên ASEAN đáng lẽ Campuchia phải đứng ra làm cầu nối gắn kết các thành viên ASEAN thành một khối đoàn kết vững mạnh. Nhưng chỉ vì trục lợi riêng quốc gia mà Campuchia có những hành động ngả về phía Trung Quốc một nước bên ngoài khối ASEAN. Thử hỏi còn thành viên nào trong khối ASEAN có đủ niềm tin giao cho Campuchia trọng trách lớn lao này lần nữa.

Thiết nghĩ, nếu một Chủ tịch luân phiên ASEAN đương nhiệm không nhận ra sai lầm của mình, sớm muộn họ cũng phải trả giá đắt bằng danh dự, uy tín của mình trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Thật may vì sau nhiều nỗ lực của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, các nước ASEAN cũng đưa ra được một bản nguyên tắc gồm sáu điểm về Biển Đông.

Lập trường không vững vàng


Gần 40 năm trước, Trung Quốc đã dựng lên chế độ Pol Pot diệt chủng và chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Campuchia, để làm bàn đạp tấn công chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, tiêu diệt hơn 3 triệu người dân Campuchia. Lúc này Việt Nam đã tổ chức chiến dịch phản công theo yêu cầu giúp đỡ của Campuchia. Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia đã giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Chỉ mới đây thôi, Thủ tướng Husen còn khẳng định: “Tôi không thể nói hết những ý nghĩa xuất phát từ hai tiếng Việt Nam, nhưng tôi có thể nói ngắn gọn hình tượng này “Việt Nam đã giúp Campuchia hồi sinh”. Vậy mà giờ chỉ vì thực dụng, trục lợi lợi riêng mà Campuchia đã phản trắc nghĩa tình ?

Suy cho cùng, những hành động trên của Campuchia cũng chẳng có gì khó hiểu. Bởi như nhà báo tự do Lý Định Phát ở Phnom Penh đã nhận định: “Nhà cầm quyền Campuchia ‘có khuynh hướng’ chỉ ‘đi theo kẻ mạnh thôi chứ không có quan điểm vững vàng’. Cả Campuchia và Trung Quốc đều đã tính toán ngã giá với nhau từ lâu, bằng cả tiền bạc và chính trị thì việc “ông cho chân giò bà thò chai rượu” là lẽ tất nhiên phải xảy ra mà thôi.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top