Cảng Cam Ranh và chiến lược an ninh của Việt Nam

Với vị trí đắc địa, cảng Cam Ranh luôn thu hút các cường quốc hải quân thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh hải quân Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Việc tối đa hóa lợi ích mang lại từ quân cảng này đang được Việt Nam khôn khéo vận dụng.


Cam Ranh là cảng “đắc địa”, có ý nghĩa chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Sự quan tâm của các cường quốc biển, nhất là Mỹ, đối với quân cảng lý tưởng này chưa bao giờ dừng lại. Mỹ coi căn cứ này là cơ sở đảm bảo cho sự hiện diện của họ, cũng như phục vụ cho chuỗi cung ứng hậu cần của hạm đội Thái Bình Dương, sau khi căn cứ của họ ở Subic và Clark (Philippin) bị đóng cửa.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã tránh công khai bàn đến quân cảng này vì bất kỳ động thái nào nhằm dùng nó vào mục đích quân sự đều có thể khiến cho các nước láng giềng, nhất là TQ, khó chịu. Gần đây, với những diễn biến mới trong khu vực, nhất là căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, VN đã cố gắng tỏ ra họ là “đối tác có thể tin cậy được và là tác nhân giúp cho quan tâm địa chiến lược của các cường quốc bên ngoài khu vực”. Hà Nội đã đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vì vậy sự lưỡng lự trong việc sử dụng cảng Cam Ranh không còn tương thích với đường lối đối ngoại mới. Các lợi ích chiến lược được xem trọng hơn là những yêu cầu thương mại từng đóng vai trò chi phối kế hoạch sử dụng cảng Cam Ranh.

Trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2010, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố mở cửa Vịnh Cam Ranh cho cả hoạt động thương mại và quân sự, trong đó có hoạt động cập cảng, sửa chữa tàu hải quân của nước ngoài. Bằng việc cho phép các nhà tư vấn Nga tham gia các dự án xây dựng, nâng cấp cảng, VN dường như đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nga trở lại với quân cảng này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta, với chuyển hướng chính sách của Mỹ chú trọng nhiều hơn tới CÁ - TBD và kế hoạch mở rộng sự hiện diện hải quân ở khu vực này, đã bày tỏ quan tâm mạnh mẽ tới việc có được sự hiện diện ở Cam Ranh. Ấn Độ, triển khai chính sách Hướng Đông, cũng có những quan tâm nhất định tới Cam Ranh, coi đó là một bộ phận trong tiến trình củng cố các mối quan hệ quân sự với VN.

Về chiến lược của VN với cảng biển này, bài báo cho rằng VN đã có kế hoạch nhiều mặt đối với Cam Ranh: Thu hút đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở này trở thành một cảng dịch vụ then chốt, góp phần vào việc thúc đẩy thương mại, quan hệ với các nước khác. Về quân sự, quân cảng Cam Ranh, sau khi được nâng cấp, sẽ đóng vai trò to lớn trong việc triển khai lực lượng hải quân ra khu vực có tranh chấp trên Biển Đông. Quan trọng hơn, bằng việc cho các nước tiếp cận cảng này, VN có cơ hội để tăng cường mối quan hệ quân sự với các nước đó, củng cố vị thế đối tác chiến lược của mình và nâng cao vai trò trong khu vực. Bao trùm lên chiến lược của VN là mục tiêu ngăn chặn, răn đe thái độ hung hăng ngày càng tăng của TQ ở Biển Đông.

Với TQ, bất kỳ căn cứ hải quân nào tại Cam Ranh, cách đảo Hải Nam của họ 1.000 km, cũng có thể được coi là thách thức an ninh. Hơn nữa, cảng này còn có thể được dùng để bao vây TQ, chặn đường tiến ra Thái Bình Dương của họ. Bên cạnh đó, việc tăng cường quan hệ hải quân giữa VN với Mỹ, Nga, Ấn Độ, cũng có thể khiến Bắc Kinh lo ngại về triển vọng của một liên minh an ninh thực sự. Và việc đó sẽ không chỉ làm phức tạp thêm tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông mà còn đối với việc chi phối, gây ảnh hưởng đối với VN.

Hiểu rõ các mối quan tâm của TQ, VN đang tích cực đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước, tránh đối đầu trực diện với Bắc Kinh. Tại thời điểm này, VN không có lợi ích trong việc cho thuê toàn bộ quân cảng Cam Ranh. Tuy nhiên, khôn khéo sử dụng cảng Cam Ranh sẽ đặt VN vào vị thế tốt hơn để tối đa hóa lợi ích của mình trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc ở CÁ - TBD, cho phép Hà Nội không bị mắc kẹt trong bất kỳ cuộc tranh chấp tay đôi nào.

Theo Stratfor
Trần Quang (gt)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top