Quân đội Trung Quốc chỉ là 'rồng giấy'?

"Quân đội Trung Quốc có những điểm yếu. Nhưng lực lượng này vẫn đủ mạnh để thống trị châu Á, nhờ một phần vào Mỹ".


Đó là nhận định của tác giả Michael Auslin, Viện Công trình Mỹ tại Washington. Ông có bài phân tích sâu về Quân đội Trung Quốc đăng tải trên Wall Street Journal.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Trung Quốc luôn khoe khoang sẽ sớm đưa quân đội của mình vào thử nghiệm thực tế, khi căng thẳng về vấn đề biển Đông gia tăng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra rất tự tin về sức mạnh của các lực lượng vũ trang sẽ đeo sức nặng cho các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ. Thái độ này cũng ngụ ý rằng Bắc Kinh đang cố gắng đẩy Mỹ đứng ngoài các tranh chấp ở châu Á.

Câu hỏi đặt ra là liệu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có phải là một “con rồng giấy” hay không? Và câu trả lời chân thật nhất, đó là cả có và không.

Về lý thuyết, sự phát triển của PLA bắt đầu từ những năm 1990, bắt nguồn từ một lực lượng chủ yếu hoạt động trên đất liền, dựa vào công nghệ của những năm 1950 với rất năng lực hải quân và không quân rất hạn chế. Nhưng giờ đây, quân đội Trung Quốc đã lớn thứ hai thế giới.

Ấn tượng nhất là PLA giờ có thể hoạt động ở những khoảng cách rất xa ngoài đại lục. Hải quân có thể đảm trách các nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi châu Phi trong thời gian dài, trong khi các cơ quan tuần duyên khác vẫn duy trì sự hiện diện cố định ở vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Hoa Nam) và Hoa Đông.

Bắc Kinh rõ ràng muốn vạch ra đề án về "hải quân nước xanh" (hải quân có khả năng hoạt động xa bờ, ở những vùng nước sâu), khi cho phát triển một hạm đội tàu ngầm 70 chiếc và tiến hành thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Lực lượng không quân cũng đang được hiện đại hóa, với việc giới thiệu máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ thứ tư và thứ năm. Phi đội này được tăng cường thêm nhiều chức năng hoạt động phức hợp, như thực hiện các nhiệm vụ bay đêm và các hoạt động phối hợp cùng những đơn vị hải quân và lục quân.

Tiếp đến là các lực lượng tên lửa, tất cả các biến thể như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đều phát triển từ những năm 1990. Gần đây, sự đầu tư được dồn vào "tên lửa đạn đạo chống hạm" DF-21, với khả năng nhắm tới các tàu sân bay của Mỹ.

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng giấy?

Những điểm yếu của PLA


Vấn đề là những con số này chỉ nói lên một phần câu chuyện. Còn rất nhiều tranh cãi về chất lượng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc hơn là số lượng hay hay sự hiện đại hóa bề ngoài.

Quân đội Trung Quốc không được tập luyện nhiều như các nước phương Tây. Phi công cũng có ít giờ bay hơn, trong khi lực lượng tàu ngầm hùng hậu lại hiếm khi đi quá xa khỏi các căn cứ gần bờ.

Trung Quốc cũng không có một lực lượng lớn các sĩ quan chuyên nghiệm, vốn là “xương sống” của quá trình hiện đại hóa quân đội.

Trên thực tế, các hệ thống cũng như quy định quân sự của Bắc Kinh còn yếu kém và không rõ ràng. Ví dụ, các sĩ quan quân đội phương Tây có cơ hội tham quan tàu Hải quân Trung Quốc đã đề cập đến việc thiếu một hệ thống kiểm soát thiệt hại sơ đẳng trên tàu, dẫn đến kết luận, khả năng sống còn của những con tàu này rất thấp.

Trong khi đó, chúng tôi không biết gì kho vũ khí của Trung Quốc. PLA có thể sẽ sớm hết đạn dược trong một trận chiến. Chúng tôi cũng không chắc chắn về hệ thống kiểm soát và chỉ huy của Trung Quốc.

Cuối cùng, có bằng chứng cho thấy đặc điểm của PLA cũng tương tự như Quân đội Liên Xô hồi trước. Sự cứng nhắc làm “thui chột” mọi sáng kiến của các chỉ huy chiến trường. Thiếu sự sáng tạo và linh hoạt có thể là điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc.

Đại bàng trên cạn


Những người có thái độ bài Trung Quốc sử dụng các điểm này để hạ thấp PLA. Có thể đúng nhưng thực tế họ đang bỏ quan một điểm khác. Dù PLA có thể không so sánh được với quân đội Mỹ nhưng quân đội Bắc Kinh được xây dựng không chỉ để thách thức địa vị thống trị của Washington. Bắc Kinh còn có các mục đích chính trị khác, quan trọng hơn cả là thể hiện bá quyền trong khu vực.

Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn và lớn hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Á, kể cả Nhật Bản. Do đó, an ninh khu vực luôn tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc xung đột cục bộ gắn với sự tự tin của Trung Quốc về các lực lượng của mình.

Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố triển khai “tuần tra chiến trường” gần các đảo trên biển Đông để đáp trả lại các cuộc tuần tra không quân của Việt Nam.

Trên lý thuyết và các tuyên bố, Washington tỏ rõ thế chủ động ở châu Á - Thái Bình Dương nhưng hành động thì ngược lại. Vấn đề của Mỹ là ngân sách của Lầu Năm góc đang bị cắt giảm mạnh mẽ. Dù không phải vậy thì các nhà chiến lược của Mỹ cũng từ chối tham gia với lo ngại các tên lửa Trung Quốc có thể khiến các căn cứ quân sự của nước này trong khu vực bị tê liệt. Mỹ cũng chưa được bảo vệ thích đáng trước khả năng chiến tranh mạng của Trung Quốc.

Nếu Mỹ mất khả năng hoạt động ở khoảng cách xa một cách bền bỉ và đúng lúc, Trung Quốc có thể khiến các lực lượng Mỹ không thể tiếp cận khu vực xung đột hay hoạt động một cách tự do tại đó. Lợi thế này có thể giúp Bắc Kinh tự tin trên con đường đạt tới mục tiêu làm bá chủ khu vực của mình. Con rồng giấy lúc này phải được gọi chính xác hơn là con đại bàng trên mặt đất.

Phan Anh (theo WSJ)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top