Nguyễn Tấn Dũng: thân thế và sự nghiệp

Bạn hãy nhìn vào con đường của Tổng thống da màu đầu tiên nước Mỹ, Barack Obama sẽ thấm thía cái nghiệt ngã của người làm lãnh đạo. Khởi đầu con đường là hoa hồng và những lời tụng ca, như biểu tượng của sự đổi thay, trong kì vọng lớn lao của dân chúng. Rồi 2 năm qua đi, xưng tụng biến mất, đối diện với những chỉ trích gắt gao thậm chí cay nghiệt của dư luận, sự quay lưng của không ít những người mới đây thôi không tiếc lời ủng hộ, ngợi ca mình.

Bởi chính sách không phải lúc nào cũng đúng, lại càng không thể thoả mãn được lợi ích của tất cả. Chưa kể, trên con đường dài thăm thẳm của quyền lực và trách nhiệm, không gì đảm bảo người lãnh đạo không sai lầm. Nhưng cũng chính ở đây, mà bản lĩnh “chính khách” mới thực sự được trải nghiệm thử thách. Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là người đó có đủ can đảm đối diện với sai lầm, đối mặt với chỉ trích và có hành động sửa chữa sai lầm đó hay không? Cũng như cách mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đối mặt không né tránh trước những câu hỏi hóc búa, dồn dập về trách nhiệm cá nhân trong phiên chất vấn Quốc hội cuối cùng.

Bằng lòng khát khao, tâm huyết với đất nước, bằng trí tuệ và bản lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong nhiệm kỳ của mình. Không đủ sức để giới thiệu đầy đủ chi tiết nhưng với các  thông tin dưới đây sẽ là những nét chấm phá, để nhìn vào đó, thấy được hình ảnh một đất nước, một dân tộc không ngừng nỗ lực vươn lên trong suốt một năm đầy sóng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sinh ra trong một gia đình cán bộ kháng chiến, quê ở Cà Mau, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm và được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lúc 57 tuổi, trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong vòng 20 năm qua sau khi đã đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thường trực một thời gian dài, phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng.

Sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực của mình

Mốc thời gian: Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia quân đội từ rất sớm  và chiến đấu tại vùng Cà Mau – Kiên Giang.

Năm 1981: Ông phục viên và tham gia công tác tại tỉnh Kiên Giang, lần lượt giữ các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy.

Năm 1995: Ông nhận nhiệm vụ tại trung ương với các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Năm 1997: Ông được Quốc hội thông qua chức Phó thủ tướng và sau đó được phân công làm Phó thủ tướng thường trực. Năm 1998 ông kiêm nhiệm thêm vị trí Thống đốc Ngân hàng.

Tháng 6/2006: Ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam kể từ năm 1975.

Tháng 5/2007: một năm sau khi nhậm chức, ông được tạp chí World Business bình chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.

Nguyễn Tấn Dũng – Con người của đổi mới và hội nhập


Năm tháng sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC.

2008 – 2009: Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.

Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.

2010: Đại sứ Mỹ Michael Michalak nhắc tới vai trò của Việt Nam trong ASEAN với điểm nhấn năm ASEAN 2010. “Chúng tôi rất hài lòng về những nỗ lực, hoạt động của Việt Nam”, ông nói và không quên nhắc tới một người: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, đưa ASEAN trở thành một điểm sáng của khu vực Đông Á. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi dấu ấn đậm nét khi điều hành thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á cuối tháng 10. “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả”.

2011 đến nay: Hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…) đã mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới cho Việt Nam, trên cơ sở lòng tin và cùng có lợi. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: “Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Trong lĩnh vực kinh tế, khi các nền kinh tế dẫn dắt thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu chưa thoát hoàn toàn khỏi suy thoái, thì Việt Nam – một nước vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, lại nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, hồi phục và bứt phá để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đây là những thành công đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ của Chính phủ với sự điều hành của người đứng đầu Nguyễn Tấn Dũng.

Tuyên bố đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


-”Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở.”

-”Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường.”

-“Là người đứng đầu, Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ.”

-Tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định: “Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; tránh để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan.”

Báo chí quốc tế viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Nhiều chính khách hàng đầu thế giới và các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế đánh giá cao những cống hiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
-Tạp chí World Bussiness bầu chọn ra 20 nhân vật hàng đầu về cải cách tại châu Á, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở vị trí thứ 5. Tờ World Bussiness nhận xét: Ông là nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên sinh sau cách mạng tháng 8/1945, và là vị Thủ tướng trẻ nhất. Ông được bầu vào chức vụ Thủ tướng để tiếp tục chính sách cải cách kinh tế. Sau khi được chỉ định vào chức vụ thủ tướng, ông đã đặt ra hai ưu tiên hàng đầu là chống tham nhũng và giúp kinh tế Việt Nam phát triển một cách ổn định.

- Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội kết thúc, tờ Thời báo Nhật Bản bình luận về một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong vai trò kết nối ASEAN với quốc tế chính là việc đưa Mỹ và Nga tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Và để có được thành công này là do một phần đóng góp điều hành linh hoạt, khéo léo của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

- Tờ The Nation của Thái Lan thì gói gọn bài viết nêu quan điểm của mình trong tít lớn chủ điểm : “Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam là bài học cho tất cả” (Vietnam’s asean leadership has provided lessons for all).

Bản lĩnh người đứng đầu ngọn sóng gió

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nắm giữ cương vị điều hành Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Đây là nơi quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung  Ương đến cơ sở. Và bởi lẽ, sự thành công hay không của Chính phủ có thể được cảm nhận, đo lường một cách hữu hình và cụ thể, qua góc nhìn của từng người dân.

Con đường trước mắt của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ còn nhiều chông gai. Bởi việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đụng chạm không ít đến những nhóm lợi ích, thậm chí có thể gây ra những cú sốc và tổn thương không nhỏ. Con đường ấy đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một quyết tâm, một bản lĩnh quyết liệt không chỉ trong lời nói.

Bạch Dương
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

4 nhận xét

  1. :-( lượt xem của bài này cao quá trời, mấy bạn đọc mà hok comment gì hết trơn :-?

    Trả lờiXóa
  2. Chúng cháu luôn ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!

    Trả lờiXóa
  3. Mình thấy không có gì để comment cả. Vì người viết báo đã đặt quá rõ cảm xúc của mình ở trong đó rồi. yếu tố đầu tiên của người viết báo là phải trung thực và khách quan. Người ta vào xem để coi viết cái gì thôi. Nếu đúng, họ sẽ comment, không đáng, họ sẽ không cm. Còn mình, đang trả lời câu hỏi của bạn, miễn bình luận về bài này

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top