Đánh giá tổng thể nền kinh tế năm 2011, nhóm chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc đã tuyên bố rằng Việt Nam đã vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế.
Hiện nay, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 song song với tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu chính mà người đứng đầu chính phủ đã tuyên bố trong cuộc họp với các nhà đầu tư quốc tế và các nhà tài trợ.
Tại cuộc họp với các nhà tài trợ cho Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được sự đồng thuận và phản hồi tích cực từ phía các nhà tài trợ về việc thực hiện thành công các nội dung cơ bản của Nghị quyết 11 và những quyết định trong chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2011: Là một bước trong việc thực hiện kế hoạch năm 2012 với đầy thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn là nền kinh tế toàn cầu.
GDP của Việt Nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng ổn định: GDP quý I năm 2011 đạt 5,43%, quý II đạt 5,67% và quý II đạt 6,11%. GDP trong chín tháng tăng 5,76% và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm được ước tính là 6%.
Trước biến động của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã giải ngân được 2,54 tỷ USD vốn FDI, tăng 1,6% so với năm trước và thể hiện qua các tháng: Tháng 1: 420,000,000 USD; tháng 2: 730 triệu USD; tháng 3: 1,81 tỷ USD; Tháng 4: 2,4 tỷ USD; tháng 5: 3.6 tỷ USD.
Từ đầu năm 2011, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore đứng đầu trong tổng số vốn đăng ký mới là 1,08 tỷ USD chiếm 46,74% tổng vốn đầu tư trong phạm vi cả nước. Hàn Quốc đứng thứ tư với mức vốn 193,29 triệu USD, chiếm 8,15% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản xếp thứ năm đạt 131 triệu USD, chiếm 5,5%.
Theo danh sách gần đây của Goldman Sachs, Việt Nam được xếp vào nhóm 11 quốc gia (N-11) của thế giới có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong năm 2011, mở ra cơ hội và là một trong những điểm đến tốt nhất, thu hút các nhà đầu tư trong những năm tới.
Theo nghiên cứu gần đây của nhóm giáo sư và chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc chính phủ Hàn Quốc về tác động của cuộc khủng hoảng nợ công và thay đổi khí hậu toàn cầu, cũng như các kỹ năng điều hành của Thủ tướng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được nhận định là nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt nhất. Trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là nhân vật có ảnh hưởng nhất ở châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế và là người đã đưa ra quyết định quyết liệt, chính xác nhất.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ 5,8-6% trong khi mục tiêu cho năm 2012 là 6%. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Trước những mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những quyết định đúng đắn và kịp thời bằng việc không chọn tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao cho giai đoạn này.
Song song với ổn định kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết chỉ đạo hiệu quả, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu kinh tế phù hợp, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư, tài chính, hệ thống ngân hàng và cải thiện quản trị doanh nghiệp. Việt Nam sẽ cổ phần hóa gần như tất cả các doanh nghiệp nhà nước với một mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động.
Bên cạnh những mục tiêu kinh tế vĩ mô, Việt Nam tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 1.200 USD, nhưng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn còn lớn. Do đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng thực hiện chiến lược đảm bảo việc làm ổn định và bền vững bằng cách đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng tiếng Anh, tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%, đồng thời giảm 2% số hộ nghèo trong phạm vi cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập một lực lượng chuyên giám sát, tăng tốc độ giải ngân các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ bên ngoài, đặc biệt là ODA.
Trong mắt của các nhà đầu tư quốc tế, Ông được đánh giá cao về sự lãnh đạo xuất sắc của mình: luôn có sáng kiến và ý tưởng thúc đẩy liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhờ những hành động quyết liệt và các chính sách phù hợp. Nhờ các cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng, cho phép các nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vào Việt Nam. Góp phần đáng kể trong việc nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thủ tướng được người dân Việt Nam đánh giá cao đối với những gì Ông đã làm được trong nhiệm kỳ của mình. Ông luôn xem xét, gìn giữ và phát huy những đóng góp có giá trị của các thế hệ trước. Tôn trọng đào tạo tài năng Việt Nam để sử dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh trong thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, cũng như chính sách hỗ trợ sinh viên và người nghèo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là biểu tượng của tinh thần dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì tốt các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Đối mặt với những khó khăn, thách thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn khẳng định được mình thông qua những quyết định đúng đắn. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, dành được nhiều tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Với những gì Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã làm được, Ông xứng đáng là người của năm 2011.
Lee Min-ho, Chủ tịch Công ty TNHH Kidmatic
Sơn Ca lược dịch
0 nhận xét