Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền: Thúc đẩy tăng trưởng việc làm

Thị trường lao động VN đang diễn ra sự mất cân đối giữa cung - cầu LĐ giữa thành thị - nông thôn, các tỉnh, thành phố và trong một số ngành nghề...  
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, cuối tuần qua, Bộ LĐTBXH và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức hội thảo nhằm lắng nghe những đóng góp của các chuyên gia LĐVL trong và ngoài nước, cùng bàn biện pháp giúp VN ứng phó với những thách thức và thúc đẩy tăng trưởng việc làm bền vững tại VN.


Còn nhiều thách thức
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đạt được về LĐVL giai đoạn 2001-2010, vẫn còn một số thách thức gây trở ngại đến việc tăng cường việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững... Vì vậy, Chiến lược việc làm VN 2011-2020 sẽ phải đưa ra các biện pháp, chính sách để đạt được những chỉ tiêu việc làm dài hạn, tăng thu nhập cho LĐ đi với với tăng năng suất cũng như giải quyết những thách thức việc làm trong ngắn hạn và trung hạn.
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành phụ trách khối việc làm của ILO tại Geneva, Jose Manuel Salazar: "Do còn thiếu các biện pháp an sinh xã hội, hầu hết LĐVN làm việc trong khu vực nông nghiệp với năng suất thấp. Việc làm phi chính thức cũng tăng trưởng ở cả khu vực thành thị và bán thành thị. Thất nghiệp và các công việc trong điều kiện khó khăn với thu nhập thấp, ít được bảo vệ là phần nổi của tảng băng".
Phân tích cụ thể hơn những thách thức của VN, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Phan Ngọc Mai Phương cho biết: “Mức gia tăng lớn của lực lượng LĐ (khoảng 1,0-1,1 triệu người/năm) và LĐ dôi dư từ khu vực nông nghiệp (ước tính LĐ khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm 500-600 ngàn người/năm) tiếp tục tạo sức ép lớn về việc làm.
Tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao (7,62% trong nhóm tuổi 15-19 và 6,68% trong nhóm tuổi 20-24, cao gấp gần 3 lần tỉ lệ thất nghiệp chung của dân số 15 tuổi trở lên là 2,88%) sẽ nghiêm trọng hơn khi hằng năm có thêm khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến rộng rãi và trầm trọng, nhất là ở khu vực nông thôn...”.
Bắt đầu từ kỹ năng nghề của LĐ
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược việc làm 2011-2020: 
Tăng tỉ lệ LĐ qua đào tạo lên 70% vào năm 2020 (trong đó, LĐ qua đào tạo nghề đạt trên 55%); tỉ lệ thanh niên (15-24) không tham gia vào làm việc, giáo dục và đào tạo giảm xuống ít nhất 5%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu LĐ mỗi năm; tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm; giảm tỉ lệ LĐ phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020; năng suất lao động hàng năm tăng 4%; tăng tỉ lệ LĐ được trả lương lên 65% vào năm 2020.
(Nguồn Dự thảo Chiến lược việc làm 2011-2020)

Từ những thách thức thực tế, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy việc làm có năng suất, nâng cao kỹ năng lao động và các thể chế nhằm xúc tiến việc làm. Theo Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Đại Đồng, Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cần cụ thể hóa chương trình đào tạo nghề bằng các đề án, trong đó tập trung vào đối tượng thanh niên. Đặc biệt, cần có sự khảo sát, đánh giá cẩn thận về nhu cầu của thị trường lao động để có giải pháp cụ thể phát triển các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng “mềm” cho người LĐ.
Còn chuyên gia của Vụ Chính sách việc làm ILO Yanatul Islam khuyến nghị: “VN cần có các nỗ lực đặc biệt để đánh giá nhu cầu kỹ năng nghề của khu vực phi chính thức cũng như các DN nhỏ và kinh doanh hộ gia đình, bởi đây là một thành phần lớn trong thị trường lao động nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng”.
Ngọc Bảo 
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top