Về nội dung bài viết: “Vài lời gửi đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”, của anh mấy ngày qua trên các diễn đàn, blog đều có đăng nham nhảm và tên tuổi của anh cũng theo đó mà nổi lên như cồn. Ở đây, Tôi đứng trên cương vị một người từng làm báo gửi đến anh một vài suy nghĩ thế này.
Người Việt Nam ta thường có câu: “con chó trước khi nằm còn phải cuốn ổ và ngửi chỗ ba lần, con người trước khi nói phải suy nghĩ và uốn lưỡi ba lần rồi mới nói”. Câu nói này tuy có phần thô tục nhưng ngẫm lại đó là một câu nói sâu cay mà ông cha ta đã đúc kết được từ thực tiễn cuộc sống.
Đọc câu nói trên tôi liền suy nghĩ đến vụ “nhà báo” Nguyễn Đắc Kiên, không biết anh sinh ra và lớn lên ở đâu? sống và học tập trong môi trường giáo dục nào? mục đích anh theo đuổi cái sự học và công việc đó để làm gì? Anh là “nhà báo”, à quên anh đã từng là nhà báo thôi còn giờ thì không anh đã không còn đủ tư cách là nhà báo nữa! là người có trình độ học vấn cao? nhưng theo tôi có lẽ sự am hiểu về lịch sử Việt Nam của anh còn quá ít ỏi, nên mới viết ra những lời lẽ vừa qua. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một câu rất hay như thế này: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thiết nghĩ anh cũng nên đọc lại kiến thức lịch sử Việt Nam và suy ngẫm về những phát ngôn “gây tiếng vang” của mình? Thì sẽ hiểu được lý do vì sao Việt Nam lại chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất. Anh cũng chỉ là một thanh niên có suy nghĩ và bản lĩnh chính trị kém xa các bậc tiền bối đã cống hiến cả đời mình cho Đảng, cho đất nước này. Đối với họ hành động của anh như “ăn cháo đá bát” vậy. Hãy thử nhìn sang các nước khác với chế độ đa đảng liệu người dân có được cuộc sống yên bình, xã hội ổn định như Việt Nam hay không? hay họ lại nơm nớp lo sợ mỗi khi ra đường?
Nguyễn Đắc Kiên - Hãy ngẫm lại lời mình nói! |
Về việc anh nói đến phi chính trị quân đội, đây là bằng chứng cho thấy rằng anh quá ngây thơ và không hiểu biết chính trị. Anh đã bị “nhồi não” thông tin tuyên truyền của phương Tây rồi. Cho thấy anh không hiểu bản chất của vấn đề. Xin nhớ rằng trên thế giới không có một quốc gia nào có quân đội phi chính trị cả!
Bản chất của quân đội là sức mạnh, là quyền lực, mà đã là quyền lực thì có chính trị! Trên thế giới có biết bao cuộc đảo chính do quân đội thực hiện! Trong bất kỳ quân đội của nước nào cũng đều có các bộ phận tình báo, gián điệp, được các đảng phái kiểm soát chặt chẽ, vậy phi chính trị ở đâu? Anh đang mơ sao?
Là người làm báo lâu năm trong nghề ắt hẳn anh hiểu rất rõ đặc thù của báo chí nước ta. Thực chất, bài viết của anh trên blog cũng như rất nhiều những bài viết khác của tất cả các công dân mạng “đến và đi” trên các trang mạng internet. Mọi chuyện sẽ không có gì to tát nếu phần tác giả bài viết chỉ độc cái tên “Nguyễn Đắc Kiên”. Đằng này ngay phía dưới bài viết lại đăng chình ình dòng chữ “theo ý kiến cá nhân của Nguyễn Đắc Kiên – nhà báo, Báo Gia đình và Xã hội”.
Vấn đề mấu chốt là ở đây, anh đăng bài trên blog với danh nghĩa cá nhân, không phải viết bài cho tòa soạn, hà cớ gì lại đính kèm chữ “Báo Gia đình và Xã hội”. Nếu chịu khó bình tĩnh suy ngẫm lại, anh sẽ thấy được những rắc rối mình đã gây cho đồng nghiệp và tờ báo nơi anh đang làm việc. Vậy mà, anh chẳng những không nghĩ mà còn quả quyết như đinh đóng cột trên BBC rằng: “Tôi hoàn toàn nhận thức được hệ quả của bài viết trên, nhưng việc này hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức của tôi”. Vậy hóa ra bấy lâu nay, khoác trên mình chiếc áo ký giả, gắn trên mình trọng trách cao cả làm công việc định hướng dư luận, anh lại luôn tâm niệm “mệnh lệnh đạo đức” là sẵn sàng vì cá nhân mà bắt đồng nghiệp và cơ quan nơi mình làm việc phải gánh chịu hậu quả do mình gây ra sao?
Cảm tính ai cũng có, nhưng một người làm báo, có học thức, có địa vị xã hội khi đưa bất cứ thông tin nào lên truyền thông đại chúng cần phải cân nhắc kỹ càng, để định hướng dư luận chứ không phải làm rối loạn xã hội để các thế lực phản động vịn cớ “thừa nước đục thả câu” gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Dù hành động của anh là vô tình hay cố ý thì đó cũng là một sai lầm đối với một người làm báo.
--
Bạn đọc Phú Vinh
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Nguồn: Nguyễn Tấn Dũng
0 nhận xét