Lê Thị Công Nhân - Con khốn nạn

Lê Thị Công Nhân
Lê Thị Công Nhân

Bất kể ai là người Việt Nam đều cảm thấy phẫn uất đến tột độ khi đọc bài "Bóng tối nào?" của Lê Thị Công Nhân được đăng tải trên Diễn đàn X-Càfe và trang Đàn Chim Việt. 

Sự đốn mạt của Lê Thị Công Nhân khi thóa mạ dân tộc Việt Nam làm cho người Việt khinh bỉ. 

Có hai từ được sử dụng ngay tức thì: Đồ khốn nạn!

Lê Thị Công Nhân đã viết những gì?


Câu hỏi đầu tiên được đặt ra sau khi đọc bài là: Lê Thị Công Nhân là ai và thị có phải là người Việt Nam không? Nếu là người Việt Nam sao thị lại thóa mạ người Việt bằng một giọng văn hằn học đến thế? Động cơ nào đã đưa đẩy khiến thị quay lưng lại với đất nước mình, dân tộc mình, và vì sao thị lại có lối hành xử khốn nạn đến vậy?

Nội dung chính của bài viết, Lê Thị Công Nhân đề cập tới thói quen giao tiếp của người Việt và thông qua đó nói xấu  dân tộc Việt Nam và chế độ chính trị hiện hành. Thị nói xấu thể chế nào với tôi không quan trọng, nhưng thị xúc phạm đến dân tộc thì không thể tha thứ.

Mở đầu bài viết, ngay lập tức, không chậm trễ Lê Thị Công Nhân cho rằng  người Việt Nam có thói quen giao tiếp kiểu xu nịnh hèn mạt. Nhận định hàm hồ và cực đoan về tính xấu của người Việt trong giao tiếp được thị sử dụng ở hầu hết các khổ văn trong bài. Đặc biệt hơn, có vẻ như thị có ác cảm với những người nghèo, người trẻ tuổi. Lê Thị Công Nhân viết: "Nhiều người nhất là những người trẻ tuổi hơn, những người nghèo hơn hoặc nhân viên cấp dưới còn có thêm điệu bộ khúm núm, lưng khom khom, mặt mũi cười giả lả, hai tay ra cái điệu hơi xoắn quẩy một tí, xuýt xuýt xoa xoa vào nhau để luôn sẵn sàng bắt tay người khác mà họ đã có chủ ý muốn bắt từ trước", thị bình thêm: "nghĩ đây đúng là dáng dấp tiểu nhân" "cái điệu bộ, dáng vẻ ấy đã trở thành hình mẫu mang tính ước lệ". Thực tế nước nào cũng vậy, kẻ tiểu nhân thời nào cũng có, nhưng tuyệt nhiên nó không thể trở thành "hình mẫu" của người Việt như thị khẳng định được. Thật nực cười cho một luật sư như thị mà không thể phân biệt nổi đâu là anh hùng, đâu là hạng tiểu nhân. Thị cũng không phân biệt được văn hóa ứng xử "kính trên nhường dưới" với hành vi xu  nịnh của kẻ tiểu nhân khác nhau như thế nào. Theo cách viết này, Lê Thị Công Nhân đã mặc nhiên coi người Việt Nam là hạng tiểu nhân. Thử hỏi, thị là người nước nào? Một người không hiểu, không thẩm thấu văn hóa dân tộc đã là một lỗi lầm, nhưng phỉ báng văn hóa dân tộc mình liệu có còn được coi là con người?

Một cách trơ chẽn đến lạ lùng, Lê Thị Công Nhân thản nhiên viết: "Nếu quan sát hành vi và thái độ giao tiếp của người phương Tây sẽ thấy một điều hoàn toàn khác. Họ vẫn có sự khiêm nhường, lễ độ, lễ phép thậm chí là quá lịch sự là đằng khác, nhưng tuyệt nhiên cực kỳ hiếm khi người ta có thái độ tự hạ thấp mình một cách xấu xí và thô thiển như người Việt khi giao tiếp như vậy". Chúng ta có thể không chấp với thái độ vọng ngoại của thị, nhưng khó có thể nào tha thứ khi thị đưa ra nhận định tiêu cực: "Điều đặc biệt là thái độ giao tiếp đáng xấu hổ này của người Việt lại phổ biến nhất và thể hiện đặc sắc nhất trong giới quan chức cán bộ với nhau, và trong tầng lớp … nông dân ở nông thôn !?". Người đọc cũng không thể lý giải được vì sao Lê Thị Công Nhân lại thù hận người nông dân và trí thức Việt đến thế. Thị quy chụp: "đó là những điều xấu xí, và thậm chí là xấu xa trong tính cách vốn đã thâm căn cố đế mọc rễ trong lòng người Việt được lên ngôi tôn vinh chói lọi. Những tính cách này 99% là cách sống của người nông dân tùy tiện và nông cạn chỉ thấy cái lợi trước mắt, + lề lối ấu trĩ ngạo mạn của tầng lớp được coi là khoa bảng của giới Nho học mà chủ yếu là hủ Nho". Đến đây, mọi người sẽ băn khoăn, nếu không có những nông dân ấy, những trí thức ấy, làm sao thị có thể có được tấm bằng cử nhân luật và tấm thân nhầy nhụa kia? Về tấm thân của Lê Thị Công Nhân xin được nói ở bài viết sau để mọi người hiểu vì sao thị được gọi là một "con điếm - chính trị".

Trở lại nội dung bài viết, trong một đoạn nói về sự ghẻ lạnh của thị đối với văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thị mô tả: "Cảm giác rùng mình đó đến từ niềm thích thú của một người đã lâu nay vẫn thấy quá nhiều và quá rõ những nét tính cách xấu xí và xấu xa của người Việt nhưng vì tài hèn sức mọn, tuổi đời ít, trải nghiệm sống đơn điệu nên cũng hèn mà không nói ra nổi". Thị lí giải cho cái rùng mình: "Vì người Việt Nam vẫn vậy. Thậm chí mức độ tồi tệ còn nặng nề hơn gấp bội. Cái bản tính vừa tự ti về sự dốt nát của mình nhưng lại cũng rất sỹ diện, kiêu ngạo, nhất định, dứt khoát không bao giờ thừa nhận là mình dốt, mình kém". Đến nước này, có thể nói hết thuốc chữa cho thị. Vừa láo xược vừa hỗn hào, Lê Thị Công Nhân đã bôi đen tính cách người Việt bằng thứ tư duy của đám du côn chính trị, với lối suy diễn cực đoan chỉ với mục đích hạ bệ dân tộc. Tại sao thị dám khẳng định người Việt dốt nát? người Việt kiêu ngạo?

Tiếp tục với cơn điên của mình Lê Thị Công Nhân khiêu khích công luận: "Tôi biết nhiều độc giả đang dựng ngược lên vì khó chịu thậm chí là nổi giận. Không sao! Mục đích của tôi là chọc giận người đọc vì đối với tôi biết nổi giận cũng là một phẩm giá, một tính cách tốt đẹp của con người, miễn là nổi giận đúng việc, đúng nguyên cớ!". Điểm này thị nói đúng, đúng là có nguyên cớ để người dân Việt Nam coi thị là đồ rác rưởi chứ không chỉ là một con điếm đơn thuần.

Hẳn mỗi chúng ta còn nhớ những phản ứng của người Việt khắp nơi trên thế giới đối với một bài viết của một GS Mỹ về sự liên hệ giữa thói quen ăn thịt và "tính hung hăng" của người Việt. Cú tấn công trực diện vào văn hóa Việt Nam đã bị trả giá và tay GS kia đã phải lên tiếng xin lỗi. Nhưng, trong một đoạn viết mang tính thách thức dư luận, Lê Thị Công Nhân lên tiếng bênh vực cho tay giáo sư Joel Brinkley bằng câu: "Tôi, Lê Thị Công Nhân  đến thời điểm viết bài này, hoàn toàn ủng hộ, cùng phe, đồng tình ..v..v.. (thích dùng từ nào cũng được) với ông giáo sư Joel Brinkley". Với giọng điệu hả hê sấc láo, thị viết về các lí do khiến thị tách mình ra khỏi cộng đồng người Việt:

- Trước hết là tôi hoàn toàn ủng hộ phần ông ta nói về thói ẩm thực đặc trưng của người Việt là quá thích ăn thịt và ăn tất cả các loại thịt có thể ăn được, với quan điểm rõ ràng đây là một thói ăn uống xấu, không đẹp, man rợ, ô nhiễm môi trường, độc hại, trưởng giả và ngu ngốc (ví dụ như ăn mà không biết lợi ích thế nào, ăn vì sỹ diện, ăn để khoe lắm tiền, ăn để thể hiện khác người, hơn người …) 

- Thứ hai tôi hoàn toàn ủng hộ và khâm phục sự thông minh và can đảm của ông giáo sư Brinkley khi ông thừa nhận sai lầm và tuyên bố sửa chữa phần nội dung liên hệ thói quen ăn uống với tính hung hăng của người Việt. 

- Thứ ba, ngay cả khi ông Joel Brinkley không thừa nhận sai lầm và cũng không sửa chữa gì thì tôi vẫn ủng hộ và thậm chí là bảo vệ quyền của ông ta được nói ra điều mà ông ta suy nghĩ một cách công khai như vậy. Vì suy cho cùng đây không phải là một hành động vu khống, mà chính xác nó là một nhận định, một quan điểm cá nhân mà thôi. Vấn đề trở nên phức tạp vì ông ta là người nổi tiếng và tờ báo cũng nổi tiếng, nhưng không vì thế mà quên đi rằng cá nhân ông ta hoàn toàn có quyền nói lên quan điểm của riêng mình cách thoải mái và được an toàn. 

Với lập luận kiểu Chí Phèo, người dân Việt Nam khó có thể chấp nhận bởi sự khốn nạn đến vô cảm mà thị đã và đang viết ra. Chính thị đã đồng tình với kẻ nhạo báng, mạ lị dân tộc mình một cách hào hứng và cũng chính thị đã xảo trá đánh lận con đỏ con đen khi cho rằng "người Việt Nam luôn tự hào vì chiến tranh". Thị nên biết rằng, người Việt Nam yêu hòa bình, chưa bao giờ và không bao giờ "tự hào vì chiến tranh". Họ tự hào vì đã biết sử dụng quân đội của mình để đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ dân tộc mình, đất nước mình. Điều này khác hoàn toàn với lối tư duy vọng ngoại, sống bám vào kẻ khác như một triết lý mà thị tôn thờ.

Lê Thị Công Nhân là ai?


Lê Thị Công Nhân sinh năm 1979, có hoàn cảnh khá éo le. Mới lên 2 tuổi, ba mẹ Nhân ly dị, hai mẹ con thị được che chở bởi một người đàn ông độ lượng. Người đàn ông đó là vị giáo sư họ Nguyễn danh tiếng của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Thế nên mới có chuyện Nhân quê quán tại Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) nhưng lại có hộ khẩu thường trú tại phòng 48, nhà 7, khu TT Văn phòng Chính phủ, phường Phương Mai (Hà Nội), căn hộ mà Nhà nước cấp cho giáo sư họ Nguyễn.

Ra thủ đô sinh sống với vị giáo sư đáng kính, Lê Thị Công Nhân tốt nghiệp THPT, rồi bước chân vào ĐH Luật Hà Nội. Sau vài năm dùi mài kinh sử, Nhân học tiếp và có tấm bằng luật sư vào năm 2003. Với khiếu viết lách và vốn tiếng Anh, thị kiếm được ngay chân thư ký quan hệ quốc tế của Đoàn Luật sư Hà Nội. Ngã rẽ màu tối bắt đầu đến với thị từ đây.

Là thư ký quan hệ quốc tế của Đoàn Luật sư Hà Nội, Lê Thị Công Nhân có dịp tiếp xúc với các phóng viên quốc tế, nhân viên sứ quán nước ngoài tại Hà Nội. Chẳng biết Lê Thị Công Nhân nói năng gì mà các vị khách đã “ngửi thấy thiên hướng chính trị” của thị. Họ nhanh chóng “giới thiệu” Nhân với Đài - lúc này tiếng tăm đã khá nổi trong “lực lượng dân chủ” ở Việt Nam.

Lê Thị Công Nhân về làm nhân viên Văn phòng Luật sư Thiên Ân năm 2004, và nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của Đài. Thị đã biên soạn hàng loạt bài viết, trả lời phỏng vấn với nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo tình hình dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, như: “Khía cạnh pháp lý về đình công và yêu cầu có hệ thống công đoàn độc lập tại Việt Nam”, “Sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 31/CP ngày 14-4-1997”, “Bài trả lời phỏng vấn và đối thoại”, vu cáo Chỉ thị 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ... đã được Nhân phát tán trên các trang web hay đài phát hải ngoại. Có nghe Nhân trả lời phỏng vấn trên đài, báo của bọn phản động lưu vong người Việt và nước ngoài như “Chân trời mới”, “Tiếng nước tôi”, “Đối thoại”, RFA... mới thấy hết sự lộng ngôn. Chưa đầy 30 tuổi và rời ghế nhà trường chưa lâu mà thị đã đứng lên hô hào rằng “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XII”, “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”, “ngày toàn dân mặc áo trắng ủng hộ dân chủ”... Thậm chí Nhân còn thề thốt “chiến đấu tới cùng, không bao giờ đầu hàng, thỏa hiệp với cộng sản”.

Với sự hung hăng tới mức cuồng tín, không ai lấy làm lạ khi  Lê Thị Công Nhân là một trong những người đầu tiên ký tên ủng hộ cái gọi là “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho VN 2006” và tham gia “Khối 8406” do Nguyễn Văn Lý chủ trò. Thị cũng xăng xái tham gia “Đảng thăng tiến Việt Nam” do Nguyễn Văn Lý vẽ ra và xung phong làm “Người phát ngôn của đảng”. Ngoài ra, Lê Thị Công Nhân còn tham gia tổ chức “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam” do số người ở hải ngoại lập ra trên... Internet! Nực cười thay, một thân một mình mà tham gia nhiều đảng phái "tiến bộ" đến vậy. Hành vi ấy chả khác nào một cô điếm, cứ anh nào có tiền là theo. Điều này cho thấy khát vọng kiếm cơm bằng ngoại tệ của Lê Thị Công Nhân như thế nào. Sẽ không có gì là lạ nếu thị dám chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm và lòng tự tôn dân tộc để kiếm dăm ba cắc lẻ của đám ba que.

Từ đầu tháng 12-2006 đến tháng 2-2007, Lê Thị Công Nhân và Đài đã lôi kéo một số thanh niên, sinh viên, trí thức và số người khiếu kiện nhiều lần tụ tập tại Văn phòng Luật sư Thiên Ân để tuyên truyền giá trị của “tự do, dân chủ, nhân quyền” theo “khẩu vị phương Tây”. Cũng tại đây, Nhân cùng Đài xuyên tạc, vu cáo Nhà nước đàn áp dân chủ, nhân quyền, kích động tư tưởng chống đối nhằm thực hiện toan tính “gây men dân chủ” cho “chế độ đa nguyên chính trị” ở Việt Nam.

Tất cả những hoạt động vi phạm luật pháp của Nhân cũng như Đài đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt quả tang. Ngày 4-2-2007, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội đã khám xét khẩn cấp nhà riêng của Lê Thị Công Nhân  thu giữ nhiều tài liệu, phương tiện hoạt động phạm tội. Những sinh viên bị dụ dỗ tham gia “lớp học” đã tự viết đơn cáo giác hoạt động phạm pháp của Nhân và Đài.  Với hành vi ấy, Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Cho đến thời điểm này, Lê Thị Công Nhân đã được tự do sau khi mãn hạn tù và đang chịu sự quản chế của chính quyền.

Có lẽ, với cái lí lịch này, chúng ta cùng không lạ nếu Lê Thị Công Nhân  há mõm thóa mạ mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.

Cuối cùng, sự phản trắc của Lê Thị Công Nhân đối với dân tộc đến từ sự hằn học, thói vĩ cuồng và vọng ngoại. Việc thị bực tức với đảng nào, cộng sản hay cộng hòa, dân chủ hay xã hội là quyền của thị và thị cứ việc chửi, nhưng thị không được phép xúc phạm đến văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như người dân Việt Nam.

Với bài viết này, Lê Thị Công Nhân đã quay lưng lại với dân tộc mình, thị xứng đáng với xú danh: CON KHỐN NẠN.

Lâm Trực @ Tre làng
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

4 nhận xét

  1. cô bé tội nghiếp này cũng vì không cha và có lẽ chẳng có sự quoan tâm của mẹ .cô ta lớn lên như cây dại trong rừng đó là lẽ thường .còn nhục mạ dân tộc thì đó bị loại vào tội bất nghĩa .nhuang quă thưc đao đức xh của chúng ta quá xa cách với lối sống âu châu . còn tham nhũng mốc ngoặc dù nói gì đi nữa cái nôi của nó từ châu á phát triên r sinh sôi nảy nở .cô bé này có nhận thức đúng chứ không hoàn toàn sai có điều chưi cha ông đào mồ mả là không được phép !

    Trả lờiXóa
  2. Bố cứ chửi đấy. Nó chửi cả dân tộc tao thì tao không chửi nó à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ls ltcn còn trẻ mà xem ra viết khá sắc sảo.

      Xóa
  3. Cậu cũng khốn nạn hơn nhiều.... Biết không?

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top