Cơ hội lịch sử cho Tư pháp VN

Đoàn Văn Vươn ra Tòa với tội danh "giết người". Bỏ qua tình tiết tranh chấp đất đai vốn đặc thù xã hội Việt; mấu chốt phức tạp của vụ án chính là sự chồng chéo giữa hành pháp và tư pháp.

Theo quyết định của Tòa án cấp huyện, Tiên Lãng chẳng có gì sai khi quyết định thu hồi đất. Nhưng Thủ Tướng kết luận ngược lại. Vấn đề đặt ra, khi có án; ai mới là người có quyền xét xử và quyết định cuối cùng? Câu trả lời là Tòa án và Tòa án Tối cao Nhân dân theo điều 127 HP. Nguyên tắc nhà nước pháp quyền là như thế.

Trương Hòa Bình
Dư luận mạng phần lớn trưng kết luận Thủ Tướng ra như một bằng chứng xác thực ông Vươn chỉ tự vệ chính đáng. Trí thức dởm và dân chủ giả, vừa kêu gào đòi tam quyền phân lập vừa tung hô sự lấn sân của hành pháp, càng không chấp. Nhưng ngành Tư pháp thì phải khác.

Tam quyền phân lập, hiểu theo nghĩa cụ thể nhất trong trường hợp này, là Tòa án xét xử độc lập với chính quyền. Điều 130 Hiến Pháp thể hiện sự phân lập này. Như thế, phiên tòa Đoàn Văn Vươn là cơ hội lớn cho Tư pháp VN xác lập quyền lực của mình. Cơ hội có tính lịch sử, bởi qua đó tái khẳng định mô hình tam quyền phân lập trong một thể chế có tên gọi khác biệt: pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ông Trương Hòa Bình cần ghi nhớ, ông hoàn toàn ngang quyền với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chiếc ghế Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cũng do Quốc hội bầu lên.

Nguồn: blog em Đỏ, bồ online



Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top