Sau đó là chuyện một chủ nợ (Elliott) kiện ra tòa, rồi dàn xếp và giờ đây cuối cùng 600 triệu đô-la không bảo lãnh (cộng 23 triệu lãi chưa trả) đã trở thành 623 triệu đô-la trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ, 12 năm nữa đáo hạn, lãi suất 1% mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với chuyện ngân sách trước sau gì cũng phải chính thức gánh chịu thêm một khoản nợ lớn nữa.
Cứng rắn không nổi bởi dù chính phủ không đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này, Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước, Vinashin không trả nợ thì uy tín tín dụng của Việt Nam bị ảnh hưởng, không một doanh nghiệp nào đi vay nước ngoài được nữa.
Tại sao thông tin này cho đến bây giờ vẫn chưa được công khai? |
Có lẽ anh Vũ Quang Việt nói đúng, nợ doanh nghiệp nhà nước phải tính hết vô cho nợ công vì nợ của các tập đoàn nhà nước trước sau gì nhà nước cũng phải gánh chịu trách nhiệm.
Nhưng nợ Vinashin không chỉ có chừng đó. Không biết bao nhiêu chục ngàn tỷ Vinashin nợ các ngân hàng trong nước đang nằm trong cục nợ xấu chiếm đến 8,6% tổng dư nợ và không biết bao nhiêu trong số đó sẽ phải “cơ cấu lại” theo kiểu “đưa về tương lai, để từ từ rồi tính”. Nếu vậy đề án giải quyết nợ xấu mà có dùng ngân sách nhà nước để trang trải theo kiểu tương tự như trên thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên – đấy cũng là nợ xấu do các con cưng của nhà nước gây ra mà thôi.
Và 600 triệu đô-la chứ đâu phải một khoản tiền nhỏ, Vinashin vay về làm gì để giờ này không trả được nợ? Câu chuyện phát hành trái phiếu của Vinashin sau đó chia nhau khoản tiền này trong các thành viên của tập đoàn như thế nào được kể rõ trong các lần thanh tra Vinashin – tại sao thông tin này cho đến bây giờ vẫn chưa được công khai?
0 nhận xét