Việt Nam có nên "phi chinh trị hóa lực lượng vũ trang" ?

Lực lượng vũ trang Việt Nam bao gồm hai lực lượng trọng yếu đó là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Đây là lực lượng đi đầu trong việc đánh bại các kẻ thù xâm lược tạo nên các chiến tích lừng lẫy của dân tộc Việt Nam như kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Còn trong giai đoạn hiện nay lực lượng này đang giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, sự bình yên hạnh phúc của nhân dân. Sự lớn mạnh và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang Việt Nam luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiện nay liên quan tới quá trình lấy ý kiến góp ý để sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có một số người không biết vì do chưa nhận thức rõ vấn đề nay hay vì một mục đích sâu xa nào khác mà đưa ra những ý kiến góp ý  cần “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “lực lượng quân đội và công an không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
Việt Nam có nên "phi chinh trị hóa lực lượng vũ trang" ?
Việt Nam có nên "phi chinh trị hóa lực lượng vũ trang" ?

Là một cựu chiến binh, với hơn già nửa cuộc đời đã từng sống, chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, tôi thực sự bức xúc trước những ý kiến như thế này. Dù với mục đích, động cơ nào đi chăng nữa thì đây cũng là những ý kiến không khách quan và khoa học. Xoay quanh vấn đề này thiết nghĩ cần thống nhất một số điểm sau:

- Thứ nhất, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội đã được toàn thể nhân dân thừa nhận. Điều này đã được minh chứng qua các bản Hiến pháp trước đây như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc do đó nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp của Đảng.

- Thứ hai, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, là một trong những lực lượng công cụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện chuyên chính vô sản. Tính chính trị, bản chất giai cấp, tính Đảng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không phải xuất phát từ ý chí chủ quan, một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nó được quy định bởi chính thực tiễn vận động của cách mạng Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nay.

- Thứ ba, Lực lượng vũ trang Việt Nam khác với lực lượng vũ trang của một số nước khác. Lực lượng vũ trang Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ. Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân Việt Nam. Do đó việc lực lượng vũ trang Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và mang tính tất yếu.

- Thứ tư, lực lượng vũ trang nhân dân được Đảng sáng lập, nuôi dưỡng và rèn luyện. Tất cả bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Việt Nam đều gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng vũ trang Việt Nam mới có đủ bản lĩnh, năng lực và là lực lượng nòng cốt trong ự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Vì vậy việc lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề đặc biệt quan trọng để đảm bảo sức mạnh, đảm bảo cho lực lượng vũ trang thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thứ năm, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, học tập theo những tư tưởng cao đẹp của Người. Theo Bác, quân sự bao giờ cũng phải phục tùng chính trị và lực lượng Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam là do Đảng ta xây dựng, giáo dục và vì thế luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bác từng viết:“Quân sự phục tùng chính trị”, “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 318). “Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 350.

- Thứ sáu, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, hiện nay các thế lực thù địch đang đẩy mạnh nhiều mặt hoạt động chống phá đặc biệt là hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” chính một trong những luận điệu đang được các thế lực thù địch chú ý tuyên truyền nhằm “tước bỏ” công cụ chuyên chính của Đảng, của Nhà nước từ đó tạo điều kiện cho chúng đẩy mạnh các hoạt động như bạo loạn, phá rối an ninh, gây mất ổn định chính trị xã hội của đất nước. Nếu chúng ta thực hiện phi chính trị hóa lực lượng vũ trang có nghĩa là chúng ta đã “mắc mưu” các thế lực thù địch và “tự trói tay, trói chân” chúng ta. Nếu điều đó xảy ra, sức mạnh của lực lượng vũ trang bị suy giảm, không còn đủ khả năng bảo vệ đất nước, an nguy của mỗi người dân chúng ta sẽ ngay lập tức bị đe dọa.
Thứ bảy, hiện nay Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ kể cả những nguy cơ bị xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ cũng như các nguy cơ đe dọa ninh quốc gia, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Hơn lúc nào hết chúng ta cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để không ngừng nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, để lực lượng vũ trag bảo vệ được sự bình yên và chủ quyền của Tổ quốc. Thực hiện phi chính trị hóa lực lượng vũ trang chỉ làm giảm sức mạnh của chính chúng ta.

Tóm lại, những luận điểm “cần phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” là không có căn cứ, cơ sở và không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top