Vì sao Việt Nam không cần đa đảng?

Mới đây tôi có đọc qua một vài bài của ông trí thức nào đó nói rằng đảng cộng sản Việt Nam nên bỏ điều 4 hiến pháp và cho các đảng phái khác cạnh tranh, giống như kinh tế thị trường để phát triển tốt hơn, mới thấy các ông thật là ấu trĩ, biết một mà không biết mười!

Không ai dám khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn là một đảng. Quản lý một đất nước mà đơn giản như một cái chợ, hay đi mua hàng, không thích chỗ này thì đi chỗ khác, tôi e rằng chẳng có đất nước nào trên thế giới này phải đói nghèo, chẳng xã hội nào trên thế giới này phải có cảnh người trong một nước tranh giành, chém giết lẫn nhau.

Các nhà “rân chủ” ủng hộ đa nguyên, đa đảng thì lại đem nền dân chủ của Mỹ ra để so sánh. Cho rằng ở Mỹ mới có dân chủ thực sự, là do họ có đa đảng. Thực chất ra sao, hay xem chính người Mỹ nói về nước Mỹ.  Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do” người dân tự do biểu tình, chửi bới, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, xuyên tạc, bôi xấu lẫn nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm hạ uy tín của đảng phái kia. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân chủ.
Vì sao Việt Nam không cần đa đảng?
Vì sao Việt Nam không cần đa đảng? 

Giáo sư trường Đại học bang Indiana, Paul Mishler cho thấy rõ thực chất vấn đề: “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học... đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Mỹ đều được tài trợ bởi những tập đoàn kinh tế và họ đều ủng hộ, bảo vệ các tập đoàn kinh tế, làm thiệt hại lợi ích nhân dân. Đa đảng ở Mỹ không đem lại dân chủ, thực tế, hệ thống 2 Đảng ở Mỹ loại trừ bất kỳ tiếng nói của một quan điểm thiểu số nào, bác bỏ bằng bất cứ giá nào.

Có thể rút ra một số vấn đề sau: thứ nhất, chế độ đa đảng của nước Mỹ “thực chất chỉ là một đảng”, là sự cầm quyền của đảng tư sản; thứ hai, dân chủ ở nước Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân chủ của đa số, không thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân; thứ ba, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản.

Bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.
Rồi có thể kể đến Đức, một nước nhiều đảng tham chính hơn hầu hết các nước phát triển khác. Chỉ riêng trên cấp liên bang đã có 5 đảng ngồi trong hạ viện, còn các cấp khác thì tùy theo từng vùng, từng tiểu bang, có những nơi đảng phát xít mới còn có ghế trong cơ quan đại diện. Sự cạnh tranh trên chính trường Đức là vô cùng khốc liệt.

Song “Quan tham, tham nhũng, nhiều công trình chậm tiến độ, hao phí tiền của dân, nhiều quan tham bất chấp dư luận,....” Thượng vàng hạ cám, nước Đức có đầy đủ hết.
Vấn đề ở chỗ, Đức là một đất nước phát triển từ lâu đời, có luật pháp nghiêm minh, trình độ dân trí cao và quan trọng nhất là có rất nhiều đảng tham chính, tam quyền phân lập, vậy thì tại sao vẫn có tất cả những gì ở các quốc gia khác đều có?

Như vậy phải chăng đa đảng là nền tảng cho một xã hội tiến lên?
Ở Việt Nam, lịch sử cách mạng đã có và cũng đã phủ định đa đảng
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người dẫn dắt mình đi đến tương lai hạnh phúc.
Tháng 8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng tham gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988, Đảng
Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.

Toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời tự do, hạnh phúc.

Lịch sử đã vậy, trong bối cảnh Việt nam hiện thời cũng thế, nếu độc đảng mà quản lý tốt thì vẫn hơn gấp vạn lần đa đảng không quản lý được! Tôi cứ cho rằng đa đảng thì có cạnh tranh, nhưng ai dám bảo đảm sự cạnh tranh đó là công bằng? Trong khi đó mọi thứ công bằng ở trên thế gian này chỉ là tương đối, thì liệu cạnh tranh giữa các đảng có phải là những gì người dân thấy, nghe, hay là khi ấy sẽ trở thành những băng đảng vì quyền lợi của mình mà bỏ qua những quyền lợi khác?
Vì vậy, đọc bài viết của vị trí thức kia tôi thật sự thấy buồn. Tôi chỉ là thường dân, chắc bằng cấp không thể bằng được vị trí thức kia, nhưng mạo muội đưa ra vài lập luận và dẫn chứng như thế. Lợi hại của đa đảng hay độc đảng như thế nào tôi tin là hầu hết chúng ta đã hiểu được. Mong là những người như vị trí thức kia chỉ là số ít, nếu không tương lai của đất nước quả thật đáng lo lắng.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top