Gần đây, không mà có lẽ từ lâu rồi, luôn luôn có tranh cãi giữa nhiều phe phái về việc “nên đa đảng hay độc đảng”. Vậy tại sao tôi viết bài này, có 2 lý do:
Một là, tôi viết bài này không phải để cảnh tỉnh những người thích đa đảng, hay muốn chống cộng, xuyên tạc, phá hoại đất nước. Bởi lẽ không phải họ ngu, mà họ cố tình ngu như thế và giả vờ là đấy là cách hay cho đất nước. Tôi viết bài này để cho những ai thực sự không hiểu sự nguy hiểm tiềm tàng đằng sau chữ “đa đảng”, tôi viết cho những ai không biết tí ti gì về chính trị hết, hay những ai thực sự muốn phân tích thiệt hơn của đa đảng so với độc đảng.
Lý do thứ hai là, vào sáng chủ nhật này, thức dậy lướt Facebook, một người bạn tôi đã dẫn link một bài viết, nói tôi đọc và cho biết ý kiến, thế là tôi viết comment cho bạn ấy, quay đi quẩn lại, nó còn dài hơn biên bản … họp Đảng cho nên lỡ rồi, thì viết thành 1 bài dài hoàn chỉnh luôn, vậy là tiêu luôn cả ngày chủ nhật để viết ra bài viết này. Bài viết thể hiện quan điểm của tôi, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, độ hiểu biết, suy nghĩ và phân tích của tôi về vấn đề đa đảng ở Việt Nam.
Bài này thực sự không dài như những bài khác, nó cũng không nêu rốt ráo hết các vấn đề, lập luận, mổ xẻ chi li từng tý một nhưng nó như một lời phản bác của tôi dành cho cái bọn cổ xúy cho đa đảng, điều mà theo tầm nhìn của tôi. Tôi chắc chắn rằng nó sẽ phá hủy hoàn toàn đất nước, con người Việt Nam, chứ không làm Việt Nam khá hơn như nhiều người mộng tưởng.
Những lời dưới đây có thể xem như lý lẽ của tôi chống lại bọn thích đa đảng mà chả hiểu quái gì về tình hình, văn hóa, con người, đất nước Việt Nam. Các bạn hãy dùng những bài viết và những lý lẽ của tôi để tranh luận với đám đòi dân chủ và đa đảng ở Việt Nam nếu các bạn đuối lý. Nhưng, tôi cũng không có ý định khuyên các bạn cãi nhau với đám đó, mất thì giờ của chính mình mà không đạt được gì cả, bạn không thể làm họ khôn hơn được, cãi nhau chỉ làm ta thắng về lý lẽ chứ chẳng làm cho nhận thức họ tăng lên được, không khuất phục được lòng người.
Tôi xin nói trước, tôi không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhé (đến đoàn viên chúng nó còn không cho tôi vào, ra trường 8 năm rồi còn không làm đoàn viên mà chúng nó bóc lột lệ phí đoàn viên của tôi không thiếu một xu trong mỗi năm đi học từ đầu cấp 3 đấy nhé) , tôi càng không phải người của chính phủ như Ban Tuyên giáo, hay “nằm vùng” như Tổng Cục 2 hay Công An Mạng (tôi ghét nhất bọn này, chuyên chặn mấy trang web 18+ mà tôi truy cập hàng ngày) cắm cài vào đây để nói tốt cho CS nhé, tôi đủ khôn hơn họ để biết cái gì tốt nhất cho đất nước Việt Nam, chứ không phải được giáo dục rất tốt để khen Đảng nhiệt tình đâu. Nên nếu ai nói tôi thuộc các thành phần trên thì quên đi nhé.
Ta quay lại vấn đề, như mọi người thấy đấy, ngày hôm nay, đất nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh tế, và càng khó khăn yếu kém + cái mồm tự do dân chủ ngày hôm nay khác hẳn thời còn ngăn sông cấm chợ thì cái xu hướng chửi Đảng và móc ngoáy càng bạo mồm. Tuy nhiên, tôi đảm bảo rằng, nếu Việt Nam mà đa đảng thì chắc chắn tương lai Việt Nam sẽ có các hiện tượng sau:
1) Các đảng phái đánh lộn lẫn nhau: nhìn ngay thời chống Mỹ, cả miền Bắc có mỗi CS mà đám đảng phái trong miền Nam đã đánh nhau tá lả để giành chính quyền rồi, CS chưa chết mà nó còn thế đấy. — > đối với người Việt (tôi nói riêng người V thôi nhé, các nước khác phải phân tích cụ thể) nếu đa đảng thì sẽ ko có chuyện cạnh tranh ôn hòa như Mỹ, Anh, Pháp đâu, mà sẽ lao vào đánh nhau, giằng giật. tại sao tôi dám nói vậy ? —-> nhìn vào Văn hóa Việt Nam để thấy tính cách của con người Việt Nam, mọi người có thể thấy người VÀO THỜI BÌNH thì giành giật, bon chen, chen lấn, đố kị nhau như thế nào. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính cách từng nhóm người cạnh tranh với nhau (à, ở đây ý tôi là nhóm người ấy là từng đảng, nó cạnh tranh với nhau) chắc chắn sẽ không thoát khỏi giành giật, đập phá. Ai mà nói là sẽ không có việc đó xảy ra vì có tam quyền phân lập, nên QĐ, tòa án sẽ đàn áp. Cái đó là nói ngu đấy. người Việt Nam thì sợ quái gì luật? nhờ tính linh hoạt trong văn hóa nên con người Việt Nam lách luật thì thuộc hàng số một, và đừng quên ông bà ta nói “phép vua thua lệ làng” ngày nay chỉ còn phép vua (luật pháp chung) còn “lệ làng” thì làm gì có ? Vì làm gì người V sống trong các làng co cụm như ngày xưa nữa ? tóm lại, điều đầu tiên tôi đảm bảo, đó là nếu Việt Nam mà đa đảng, thì người Việt Nam CHẮC CHẮN SẼ MẤT ĐI SỰ ĐOÀN KẾT, trong thời bình thì sự đoàn kết này … rất hiếm khi thấy , thậm chí có người còn tưởng ko có. khi người Việt Nam tối ngày lo giành nhau, đánh nhau bầu cử cho đảng nào thì chắc chắn không còn sự đoàn kết, trong khi dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc rất nhỏ (nếu tính đủ 54 dân tộc vẫn nhỏ) cho nên, nếu ko có sự đoàn kết, tài sản vô giá của người Việt Nam , thì Việt Nam chắc chắn sẽ chết, và bị xé lẻ bởi vô số nước, đầu tiền là Trung Quốc, sau đó là bọn TB Mỹ vào hút tài nguyên. Việt Nam mà đa đảng thì không cần tranh cử và biểu tình đâu, chia phe đánh lộn thẳng ngoài đường luôn. lúc đó CA làm gì được, cũng chia phe ủng hộ 2 group, rồi kéo quân đội vào dẹp bạo động trong nước, tướng QĐ cũng chia phe thì cả lũ đứng đó mà nhìn nhau à?
2) Trung Quốc chắc chắn sẽ “làm thịt” Việt Nam ngay tức khắc nếu Việt Nam đa đảng! Tại sao thế ? Sở dĩ mà Việt Nam yên ổn như thế này vì 1 vài lý do sau đây:
a) Quân đội Việt Nam rất mạnh (tôi ko chém, mạnh nhất Đông Nam Á, ít nhất là ở giai đoạn này, sau này tôi ko biết, cái này tôi cũng ko chém, thằng nào phản đối câu này, là thằng thiển cận, ko biết tình hình nội bộ nên mới sủa bừa thôi, kẻ biết sẽ hiểu tại sao tôi nói mạnh mồm như vậy) là một nỗi lo cho Trung Quốc, chiến tranh mà xảy ra, Trung Quốc chưa chắc thắng, mà thắng đc Việt Nam cũng tàn phế ít nhiều.
b) Trung Quốc bây giờ dù muốn đánh Việt Nam cũng phải nghĩ đến tình anh em XHCN –> tức là chung ý thức hệ CS, dù sao thì mình cũng không phá nó, chỉ nó đang phá mình, mình vẫn giữ giọng nhỏ nhẹ với nó. Đánh mình thì dư luận đủ kiểu, khó khăn đủ bề (ai đã coi bài viết của mình dự báo mốc war với Trung Quốc, thì trong đó có ghi đấy) Dù Trung Quốc chẳng cần đến Cộng sản Việt Nam thì nó vẫn phải cố giữ hòa khí, vì rất nhiều lý do, đặc biệt là trong GĐ hiện nay. Đa đảng là kích cho Trung Quốc quậy phá và đánh Việt Nam bởi ko còn ngượng mặt với Đảng Cộng sản Việt Nam nữa.
c) Trong suốt thời kì Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền cho đến nay, ít nhất là họ giữ đc Việt Nam trung lập, không ngả về nước lớn (đồng minh thì ai chả có, Nga với Việt Nam thì chỉ là đồng mình, không hơn, ko phải Việt Nam ngả về nó) chí ít, điều đó khiến Trung Quốc an tâm mà chưa nghĩ đến chuyện triệt hạ khẩn cấp, trừ phỉ Việt Nam ngả về Trung Quốc mới đáng nói, còn bây giờ đa đảng. chắc chắn bất cứ đảng nào lên ngoài đảng Cộng sản Việt Nam, chúng nó cũng sẽ chọn ngả vào Mỹ, và lúc đó, ch.trị Việt Nam sẽ y chang Thái-Nhật-Phil-Hàn trong cách ứng phó với nước khác. Tức là hở 1 chút thì : gọi Mỹ, lấy Mỹ ra dọa, hở một chút thì hợp tác với đồng minh tập trận, hở 1 chút thì đưa máy bay chiến đấu lên kèm máy bay, tàu chiến nước khác. Khi đó thì tưởng tượng Trung Quốc sẽ đối xử với Việt Nam thế nào? chưa kể, cs mà toi luôn, thì các đảng khác làm đồng minh với Mỹ, Mỵ đóng quân ở Cam Ranh, và đặt ô bảo hộ hạt nhân, cắm hệ thống Patriot ở Lạng Sơn sát đít khựa, thì nó làm sao chịu cho nổi? nó càng cố tìm cách dọn sạch Việt Nam hơn, rồi khi đấy nó sẽ đưa hết dân tộc Hoa ở Việt Nam lên chế ra cái đảng Cộng sản Việt Nam giả mạo, bù nhìn nào đấy do người Hoa cai trị để biến Việt Nam thành đồng mình của nó. cái viễn cảnh tôi chỉ ra đấy, còn tệ hơn độc đảng CS bây giờ do người Kinh nắm quyền chính, phải ko?
Tóm lại, từ giờ cho tới khi Trung Quốc sụp đổ, ko có đảng Cộng sản Việt Nam thì Việt Nam toi trước khi Trung Quốc sụp đổ là cái chắc.
3) Đất nước Việt Nam rất có thể sẽ tự bị xé lẻ ra làm nhiều mảnh, giống như LX cũ, ít nhất là 2 mảnh, miền Nam và Miền trung-bắc, bởi vì trong này, đặc biệt về miền tây, con em sĩ quan Việt NamCH rất nhiều, họ sẽ ủng hộ đa đảng, còn miền bắc ủng hộ ai thì khỏi nói. Còn lại miền Nam, lúc đấy trong cái tụi đa đảng ấy nó sẽ lại đánh lẫn nhau theo đúng tính cách bon chen của người V, khi đấy Mỹ và Trung Quốc cứ đứnng ngoài mà cười thôi. Lúc đấy chữ đoàn kết mà tôi nói phía trên coi như vứt, và dân tộc Việt Nam chả có tài sản gì quý giá hơn chữ đoàn kết cả! Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang là nhân tố chính để duy trì sự đoàn kết điều mà đa đảng thì ko đảng phái nào làm nổi điều đó, nếu ko có đoàn kết chính trị ở mức tương đối, thì sẽ ko có đoàn kết gì khác cả.
4) Việt Nam sẽ rơi vào vết xe đổ của tất cả các nước tư bản trước chúng ta đang là các quốc gia đa đảng, lưỡng đảng. Đó là chính phủ không thực sự là của họ nữa! Chính phủ đã thuộc về tay một tầng lớp số ít trong xã hội nhưng nắm giữ nhiều của cải, và biết cách biến các của cải ấy thành quyền lực chính trị để tạo ra nhiều của cải hơn. Tất cả những điều ấy được ngụy trang cực kì mỹ miều dưới mấy cái tên tự do, dân chủ. Điều mà ví dụ như ở Mỹ, nó đã bay mất từ sau thế chiến 2 mà đến cả người dân cũng không biết. Họ không hề biết họ đang bầu cử cho ai, họ hoàn toàn không còn biết rằng những người mà họ đưa lên không phục vụ cho họ, mà đang phục vụ cho những tầng lớp lắm của cải trong xã hội khác. Nếu đa đảng, Việt Nam chắc chắn cũng không còn một đảng phái cụ thể phục vụ cho số đông như hiện nay, mà số đông con người Việt Nam là những người nghèo khổ.
Nghèo là sao? Là hôm nay ngồi ăn chúng ta vẫn tính đến miếng ăn của ngày mai. Nghèo là sao? Là chúng ta thiếu hụt không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, ngày mà chúng ta vẫn còn lo lắng, sống buồn bã, chán nản, không hoài bão, lý tưởng, ngày mà chúng ta vẫn … thất tình, không hạnh phúc gia đình, chúng ta vẫn cứ là người nghèo.
Còn nhiều hậu quả xảy ra khi Việt Nam đa đảng, nhưng những cái trên là nhãn tiền, khả năng xảy ra là cao nhất, bây nhiêu thôi đủ lo rồi, khỏi cần phải nghĩ thêm hậu quả nữa.
Còn bây giờ ta bàn qua cái khác, cái mà bài viết trên với vài người đang cãi nhau sống chết kia, từ ưu điểm, nhược điểm của Đa Đảng nhé:
Đầu tiên, tôi sẽ nói về ba cái cụm từ “tham nhũng”, “không tự do, dân chủ”, “đàn áp tôn giáo”, “chuyên quyền”, “độc tài” blah blah blah,
Tôi chỉ nói một câu thôi: “thằng nào sủa ba cái này thì ngu lắm” !!
Bất cứ khi nào lấy một ai đó lấy những lý do như trên mà kể tội sự độc đảng thì một là “ngu lắm” (mới nhắc phía trên!) không biết gì hết, hai là tìm mọi cách để thắng thế về quan điểm, câu chữ hòng cổ vũ cho đa đảng, hay nói trắng ra chúng nó muốn lật ĐCS, ba là chúng nó qua mê muội sau một thời gian dài du học và sống tự do muốn làm cái gì thì làm ở phương tây, nên chúng nó nghĩ rằng “phải như Mỹ mới sướng”, vì thế bọn này trở thành ba cái loa tuyên truyền không công cho Mỹ, mà chả ai cho chúng xu nào cả.
“tham nhũng” trước nhé! Đầu tiên, nước nào mà chả có tham nhũng? Có ai dám nói nước Mỹ văn minh thế, Nhật Bản trọng sự trong sạch và ý thức cao thế mà không có tham nhũng không? Đâu mà chả có tham nhũng, cái chính là tham nhũng ít hay nhiều thôi.
Vậy tại sao ở Việt Nam, tham nhũng lại nhiều và trầm trọng thế?
Cái bọn mà cứ tối ngày bô bô cái mồm tham nhũng, tham nhũng, thì chỉ là cái bọn bêu rếu, chỉ muốn đánh sập uy tín của CS. Bạn hãy nhìn xem, các nguyên thủ quốc gia các nước, hay các doanh nghiệp muốn thực sự đầu tư vào Việt Nam, họ tiếp xúc cũng không lôi vấn đề tham nhũng ra “ngoáy” lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, bởi họ làm chính trị, làm kinh tế thì họ đã nghiên cứu chán ba cái môn xã hội học, tâm lý học, và văn hóa các nước rồi. Họ thừa hiểu rằng các nước đang phát triển (mà càng nước đang phát triển theo cách gọi của thế giới hiện đại cho văn vẻ, thì thực ra là các nước nghèo), thì luôn luôn đối diện với tình trạng tham nhũng, THAM NHŨNG LÀ ĐIỀU RẤT BÌNH THƯỜNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN, TRONG ĐÓ CÓ VIỆT NAM.
Một xã hội nghèo đói thường là nghèo đói trước hết là về vật chất (1 số ví dụ về xã hội nghèo có thể kể đến Mỹ, nhưng họ là nghèo đói về tinh thần sau khi vật chất đã quá dư dả), mà nghèo về vật chất thì họ thường có xu hướng tìm kiếm vật chất cho nhiều để bù đắp sự thiếu hụt vật chất đó. Hay nói cách khác nhé, một xã hội đang phát triển là một xã hội khát khao vật chất. Và không chỉ xã hội đang phát triển có nhu cầu khát khao vật chất như nguồn lực, tài nguyên, tiền bạc, nhân lực để tự xây dựng xã hội đó, mà chính con người sống trong xã hội đó cũng khát khao vật chất. Không phải chúng ta nói thánh nói tướng gì trên web thì tắt máy đi chúng ta cũng phải đối mặt với cơm áo gạo tiền đó sao?
Cái gì cũng vậy, “vừa vừa thôi” thì tốt, đi quá giới hạn thì xấu. Khat khao và tìm kiếm vật chất cũng vậy, khi mà sự thèm khát trở nên thái quá, con người ta sẽ làm mọi thứ để có vật chất, (câu tục ngữ đúng nhất trong hoàn cảnh này là “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”) vật chất ở đây thể hiện ra là đồng tiền, khi con người ta có quyền lực, họ quá khát khao vật chất, (hay gọi là tiền đi cho gọn) thì họ sẽ làm mọi cách lấy nó. Và tất nhiên, hành động kiếm tiền ấy trở nên bất chính. Con người bị tha hóa đi vì sự quá khát khao vật chất.
Khi họ có quyền lực, chèn ép người khác để bòn rút, buộc người khác phải móc tiền đưa cho họ để đạt 1 số mục đích nào đó của người đó, thì tức là hành vi tham nhũng rồi còn gì.
Bàn về vấn đề quyền lực, quyền lực của một ai cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Miễn là công việc đấy dính dáng đến phạm vi của họ. Nói một ví dụ đơn giản, một ông bảo vệ cũng có thể tham nhũng, trong phạm vi quyền hạn của mình, ông ấy làm khó dễ để người ta không ra vào công sở để làm việc được. Thì muốn vào cũng phải đưa tiền, chạy chọt (chờ đến khi gặp giám đốc để phản ánh thì cũng hết hơi) và từ đó, tham nhụng tiêu cực xảy ra. Bạn thấy đấy, tham nhũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu, chứ không phải chức thật đó mới tham.
Vậy làm sao mà quản và cản cho nổi ?
Lãnh đạo các nước nó nói chuyện với Việt Nam, nó không đặt nặng vấn đề tham nhũng, bởi vì, nó biết rất rõ, các nước nghèo thường dễ bị vật chất làm tha hóa.
Bạn cùng đừng quên Trung Quốc hiểu điều đó, nên nó mới dùng tiền để mua, đút lót hối lộ quan chức các nước đang phát triển nhằm đổi lại lợi ích kinh tế, điển hình là các nước ở Châu Phi hiện nay để thu hút tài nguyên, và nói đâu xa, ngay Việt Nam đây thôi, quan chức cũng bị nó mua chuộc (tất nhiên là ở cấp thấp thôi)
Cái thứ mà tối ngày bô bô vấn đề tham nhũng thì thường để chọc ngoáy, bêu xấu sự lãnh đạo của CS thôi.
Còn nếu ai móc ngoáy rằng, tại vì độc đảng nên không có sức cạnh tranh, không dám lên tiếng, hay tại vì độc đảng tạo nên cơ chế pháp lý nhũng nhiễu cho tham nhũng, cơ chế kém, dựa vào hơi CS để bòn mót, thì tôi nói thẳng: tất cả chỉ là ngụy biện!
Ai nói là tại cơ chế, biện pháp quản lý, luật pháp lỏng lẻo thì là nhầm. Đó là tại người Việt Nam quá siêu thôi! Ai học văn hóa sẽ biết có 1 tính cách rất đặc biệt của người Việt, mà nhờ nó mà Việt Nam bao lần thoát khỏi sóng gió đủ mọi loại, đó chính là tính linh hoạt. Kể cả khi luật pháp, cơ chế có chặt chẽ cách mấy, với sự luồn lách, né tránh đầy linh hoạt từ chính tính linh hoạt của người Việt, thì luật pháp cũng trở nên vô dụng, và khi luật pháp không kềm nổi các hành vi lách luật tìm lợi ích cá nhân (nói thẳng ra là kiếm cớ tham nhũng) thì lại tiếp tục bài ca luật pháp, cơ chế không tốt, thế thôi! Và chính vì pháp luật, cơ chế chưa tốt nên mới sinh ra quốc hội để làm luật, tòa án để thi hành và bọn thanh tra, viện kiểm soát đi bắt cái mớ lách luật và tham nhũng.
Tóm lại, không có ai dám đảm bảo là đa đảng thì Việt Nam hết tham nhũng, tôi nói ra không phải dọa hay chém gió, nhưng có khi chính đa đảng tạo nhiều điều kiện cho tham nhũng tràn lan hơn, đừng nghĩ rằng đa đảng thì 1 đảng có sai phạm, đảng kia bắt lỗi để giành chính quyền trong chính trị nhé. Nói đâu xa, ngay chính thời chống M, cái miền Nam này đa đảng nhưng mà quan chức 2 phe ăn chặn, tham nhũng đầy. Tôi nhớ không lầm, có 1 tướng Mỹ viết lại hồi ký nói rằng, binh lính và quan chức Việt NamCH chẳng làm được gì cả, chỉ giỏi ăn hối lộ! (tôi quên mất tên vị tướng Mỹ và cuốn sách ông ấy viết là gì rồi). Bọn lính đánh thuê Hàn quốc cử sang đây cũng chê cái chính phủ dân chủ Việt NamCH này là tham nhũng đấy.
Vậy tôi hỏi, dưới thời “dân chủ” như lúc Việt NamCH mà quân tướng Mỹ còn thốt lên thế, vậy cái thời này, nếu đa đảng thì có thằng nào bảo vệ lập trường đa đảng của mình dám đưa đầu ra thề, đảm bảo rằng đa đảng thì sẽ chấm dứt hay giảm tối đa tham nhũng không? Nếu không thì đừng lấy tham nhũng ra làm bình phong, che đậy và ngụy biện cho việc lãnh đạo của Cộng sản Việt Nam. Cơ chế, luật pháp có kém thì mới có người để làm việc, còn nếu hoàn hảo tuyệt đối thì sinh ra quốc hội lập pháp làm quái gì nữa? Một đất nước nghèo đói, người người nhà nhà hối hả kiếm tiền, cả xã hội tìm mọi cách thu hút tiền như ODA thì làm thế quái nào đòi sạch bóng tham nhũng như Nhật, Mỹ,Anh, Sing được?
Còn hỏi tôi cách nào để giải quyết thì rồi sẽ có một bài viết nói về nó, tìm cách giải quyết ở bài viết khác.
“Không tự do, dân chủ” à? Đúng, Việt Nam cũng chả có dân chủ gì đâu, nhưng, thực ra, nếu ai đó cứ nghĩ Mỹ hay phương Tây dân chủ hơn có khi lại nhầm, dân chủ là vào giai đoạn đầu hình thành nhà nước thôi. Về sau, chính quyền và các đảng phái cũng bị tha hóa rồi, giờ đây nó phục vụ quyền lợi cho thiểu số, cho một nhóm lợi ích nào đó, cụ thể là các tay chủ công ty, ngân hàng có tiền nên tìm quyền. Nếu ai nghĩ cứ đích tay mình cầm lá phiếu đi bầu bỏ vào thùng và ra đừng ngoài đường gào lên cái gì cũng được là dân chủ thì người đó nhầm. Thể hiện được quyền dân chủ của mình không đồng nghĩa với việc thể hiện xong mình có quyền dân chủ thực sự. Tôi nói đến đây, ai có óc người đó sẽ hiểu.
Trước đây, trong một bài viết của tôi về thông tin, sự kiểm duyệt, tôi đã nói rất nhiều về vấn đề dân chủ, nhà nước, sự kiểm duyệt rồi, nên giờ tôi không nhắc lại.
“Đàn áp tôn giáo”? Nhiều người nghĩ rằng dưới tay CS thì tất là có đàn áp tôn giáo bởi vì CS là vô thần chăng? Điều đó đúng ở nước nào thì tôi không cãi, nhưng ở Việt Nam mà há mồm ra nói câu này thì ngu hay quá lú lẫn nên không phân biệt được.
Thế tôn giáo nào bị đàn áp? Thôi, chỉ đích danh ra cái cụm đàn áp tôn giáo mà cái đám bêu rếu cụm này muốn nói nhé. Chữ “tôn giáo” mà các người nói bóng gió ở đây là “thiên chúa giáo” chứ gì ?
Buồn cười thay, tôi hỏi nhé! Nhiệm vụ của tôn giáo ban đầu là gì? Là xen vào chuyện chính trị à? Là đứng biểu tình mang màu sắc chính trị, khơi gợi lịch sử, tôn giáo à? Là chửi chế độ à? Tự do, dân chủ là nhiệm vụ của tôn giáo à?
Nhiệm vụ của tôn giáo và công việc thường làm là cầu nguyện và các hoạt động xoanh quanh tâm linh, tinh thần thôi. Không phải chỗ để đứng một đống ra đấy và xen vào chuyện chính trị, rồi khi người ta ra giải tán thì núp bóng tôn giáo – Thôi, nói trực diện, Thiên Chúa Giáo để gào lên là “đàn áp tôn giáo” nhé.
Thiên chúa giáo và tôn giáo cũng như tham nhũng, tự do dân chủ, chỉ là con bài của phương tây chỏ mồm vào ngoáy thể chế chính trị của Việt Nam. Mà điển hình là sự lãnh đạo của CS.
“Chuyên quyền, độc tài” ư? Thế nào là chuyên quyền, thế nào là độc tài?
Việt Nam vốn không có cơ chế tam quyền phân lập như phương tây, nên đã rất khôn khéo trong việc phân chia quyền lực cho các thành phần trong đất nước nắm giữ. Điển hình là quyền lực tối cao được chia ra cho 4 vị trí lãnh đạo: Thủ tướng (mảng kinh tế, tài chính), Chủ tịch nước (mảng quân đội), Tổng bí thư CS (mảng đường lối, định hướng, mảng chính trị), Chủ tịch quốc hội (mảng lập pháp). Nhiệm kì hiện tại ở Việt Nam là “bộ tứ quyền lực nhất Việt Nam – Hùng Dũng Sang Trọng” như mọi người vẫn gọi vui đấy! Và chính sự phân chia quyền lực này ở Việt Nam vừa tạo sự đoàn kết thống nhất khi cần huy động quyền lực nào đó, lại vừa tạo sự phân định quyền lực rạch ròi mà không dẫm chân lên nhau.
Chính sự phân chia quyền lực này, kì thực mà nói, nó thay cho cơ chế tam quyền phân lập ở phương tây. Về một khía cạnh nào đó mà nói, nó là một mô hình quản lý, phân chia quyền lực thích hợp cho Việt Nam, hơn hẳn cơ chế đa đảng. Cơ chế đa đảng hay gọi là tam quyền phân lập quá bám pháp luật. Mà đối với người Việt Nam “vốn phép vua thua lệ làng” thì luật pháp là cái đinh gì trong mắt họ? Người V vốn không tôn trọng pháp luật nên cơ chế trên nếu có thì cũng chỉ cho vui. Rồi khi bao động xảy ra giữa các phe phái trong Việt Nam thì cơ chế đấy chỉ có thể làm mỗi việc duy nhất là huy động lực lượng ra đàn áp.
Đả đảng hay độc đảng, còn phải tùy vào con người, tính cách văn hóa từng quốc gia, nó có thể hợp với Mỹ, phương tây vốn con người rất tôn trọng kỉ luật, còn XH phương Đông vốn có cách thức tổ chức XH rất khác.
Ở Việt Nam, thằng nào dám đưa đầu ra đảm bảo rằng đa đảng một cái là đời sống của con người Việt Nam sẽ khá hơn trên mọi mặt?
Còn nếu hỏi thế nào là độc tài, thì phải hỏi Lybia, Ai Cập, Irắc của Saddam Hussein ấy. Việt Nam không được lãnh đạo bởi một người, mà được lãnh đạo bởi một tổ chức, mà một tổ chức thì sẽ có người thế này thế kia. Nên không thể nói là độc tài được
Tóm lại, nếu ai hỏi ý kiến của tôi về đa đảng hay không đa đảng. Tôi nói là, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ là lựa chọn tốt nhất cho con người Việt Nam.
Ngày xưa khi ông bà ta đấu tranh chống Pháp ,Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà họ lại quyết định chọn Đảng Cộng sản để lãnh đạo, dù thời đó họ rất mù mờ và còn chả hiểu CS là cái mả mẹ gì, họ chẳng thấy đc con đường phía trước, tức là ngày hôm nay chục năm về sau khi thắng Mỹ. Nhưng họ vẫn chọn Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là lý do duy nhất mà Việt Nam thắng Mỹ: Được dân ủng hộ. Tôi tin, họ chọn sẽ ko sai lầm đâu.
Người Việt Nam làm kinh tế rất kém, đó là sự thật, kết quả là bây giờ lòi ra Vinashin, Vinalines và hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, cái kém nhất khi làm kinh tế lại chính là ở tư duy của người Việt, dân nông nghiệp đối với miếng ăn thì chỉ biết làm hôm nay, tính ngày mai, hết sức ngắn nghĩ, trong khi kinh doanh thì phải tầm nhìn, chiến lược rất xa. Sự “bất động” của bất động sản chính là thứ vừa thể hiện cái tư duy ngắn nghĩ, duy ý chí, không bám vào quy luật cung cầu đấy.
Người Việt Nam làm kinh tế rất kém, nhưng làm chính trị rất giỏi. Đảng Cộng sản Việt Nam lại thừa hưởng được điều đó. Kết quả có thể thấy là chính phủ ta, đối ngoại, đối nội, làm chính trị rất khôn khéo. Khôn khéo ở chỗ sống gần một thằng gấp 10 lần mình mà nó không bụp mình nát bét đã là khôn rồi. Còn kém về kinh tế thì rõ ràng ra là sự thua lỗ của các công ty nhà nước.
Rồi sẽ có bài viết của tôi đề xuất cách khắc phục tất cả các nhược điểm trên.
Còn vấn đề cạnh tranh chính trị? Nhiều người nói rằng, ở Việt Nam không có sự cạnh tranh về chính trị, tức là sẽ không có sự tiến bộ. Câu này tôi vừa đồng ý vừa không đồng ý. Đồng ý thì chỉ phân nửa thôi. Đồng ý là luôn luôn phải có sự cạnh tranh thì mới có phát triển.
Nhưng, câu hỏi đặt ra là cạnh tranh như thế nào, cạnh tranh ở mức độ nào cho vừa phải mà không thái quá. Đảng Cộng sản Việt Nam, nội bản thân nó đã là sự vận động như thế rồi.
Ở Việt Nam chỉ có mỗi một đảng, và điều đó làm nhiều người nhầm tưởng là không có sự cạnh tranh, hay, họ cố tình “nhầm tưởng” như thế. Rất nhiều người cứ ngây thơ nghĩ rằng, muốn cạnh tranh là phải có tối thiểu 2 phe, hay 2 thuộc tính tương khắc. Mà họ quên rằng, cạnh tranh còn có sự tiềm tàng bên trong.
Cạnh tranh loại thứ nhất, nhưng nhiều người muốn đa đảng nói, đó là sự cạnh tranh giữa 2 đảng phái, khi đó, những ai chung chí hướng sẽ cùng gom về 1 phe, chia 2 phe, và cứ 1 phe lên tiếng thì phe kia phản bác. Cái này quá thường thấy ở phương tây, tôi sẽ không nói cụ thể về hình thức và hoạt động nữa.
Cạnh tranh loại thứ hai, là cạnh tranh ở bên trong, đây theo đánh giá của tôi là loại cạnh tranh khôn ngoan, khôn khéo và có phần ưu việt hơn loại một. Loại này thấy ở các nước độc đảng mà có dân chủ (dân chủ không thước để đo đếm được nhé, nên bạn đừng trách có lúc tôi nói Việt Nam không có dân chủ, rồi lại có lúc bạn thấy tôi quay ngoắt 180 độ nói là có dân chủ nhé, tùy lúc và tùy vào ngụ ý của tôi), ví dụ như độc đảng mà chia đều quyền lực để tránh lạm quyền như Việt Nam. Bạn sẽ thấy sự cạnh tranh đến từ 2 phe trong đảng CS.
Hay nói cách khác, người ta hay đồn thổi là trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam chia làm 2 phe, một phe là bảo thủ, phe còn lại là hiện đại. Thực ra, không hề có việc phân phe cụ thể kiểu như: “tao phe A trong đảng CS, mày phe B cũng trong đảng CS”, cách gọi chia phe chỉ đơn thuần thể hiện sự khác biệt trong suy nghĩ, tranh luận về đường hướng phát triển đất nước. Không phải lúc nào cũng rõ ràng như mọi người nghĩ là chia hai phe chém nhau đâu.
Một người phe bảo thủ (tức là tư tưởng bảo thủ) có thể sẽ quyết định cách phát triển đất nước theo hướng X, người phe hiện đại sẽ mở xu hướng phát triển đất nước theo hướng Y, đại loại thế.
VÀ CHÍNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ MẶT NHẬN THỨC NÀY SẼ TẠO RA SỰ CẠNH TRANH TIỀM TÀNG TRONG ĐẢNG MÀ KHÔNG PHÁ VỠ SỰ ĐOÀN KẾT TRONG NỘI BỘ ĐẢNG. CẠNH TRANH Ở ĐÂY SẼ LÀ SỰ TRANH LUẬN VỚI NHAU MÀ CHỌN RA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CHO ĐẤT NƯỚC, CHỨ KHÔNG ĐỐI ĐẦU DẪN ĐẾN ĐÁNH NHAU. ĐIỀU MÀ KHI ĐA ĐẢNG Ở Việt Nam, VÌ KHÔNG CÒN SỰ QUẢN LÝ, SẼ DẪN ĐẾN ĐÁNH NHAU RA MẶT. CÒN TRONG KHI ĐỨNG DƯỚI NGỌN CỜ CHUNG MANG TÊN CỘNG SẢN, KHÔNG AI DÁM ĐÁNH NHAU RA MẶT CẢ, VÌ ĐÁNH MÀ CHIA PHE RA BỊ ĐUỔI RA KHỎI ĐẢNG THÌ KHỎI LÀM CHÍNH TRỊ.
Cho nên, ai mà nói ở Đảng Cộng sản Việt Nam không có sự cạnh tranh để tạo sự phát triển thì đó là sai lầm. Cạnh tranh là cạnh tranh ngầm, nó thể hiện qua sự phản biện, tranh cãi trước một đường lối được đưa ra trong các buổi họp ở Đảng, mà dân tình và người ngoài đâu có biết. Họ không biết là các đường lối định hướng của Đảng là đã thông qua các buổi tranh cãi, tranh luận kịch liệt và sửa từng câu từng chữ rồi mới ra quyết định. Và khi ra quyết định thì mọi người cũng chỉ gật đầu rồi chỉ đạo của Đảng từ trên xuống mà làm, chứ đâu có biết nội tình bên trong.
Ai đó mà nói chỉ đa đảng mới có sự cạnh tranh là sai lầm, là nói mà không nghĩ. Trong môi trường dân chủ thì sẽ có sự cạnh tranh, Việt Nam đã cố gắng tạo ra dân chủ bằng cách thả cho mọi người nói, nói nhưng đừng phá. Và kết quả là khi xã hội Việt Nam, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn thì chúng ta tung mồm ra mà chửi thoải mái, nhờ thế mà chúng ta mới có cơ hội “gào” đa đảng như bây giờ. Không dân chủ thì cứ nói câu nào là lo “mất hộ khẩu” câu đấy rồi.
Nhược điểm lớn nhất của đa đảng ta đã nói ở trên, từ đầu bài viết của tôi rồi đấy, thôi, bây giờ ta chuyển qua nói về ưu điểm của đa đảng nhé:
1) Kinh tế khấm khá hơn, bởi có được sự hỗ trợ lớn từ phía các nước tư bản phương tây, Mỹ sẽ đầu tư cho Việt Nam như đầu tư cho Hàn chống Triều Tiên hay dồn sức để nhét con bài Irael vào giữa Trung Đông – trong lòng của thế giới hồi giáo vậy. Còn, Việt Nam có phát triển được như Irael, Hàn, Nhật hay không thì ta lại quay lại vấn đề tham nhũng, quay lại vấn đề tính cách con người Việt Nam, quay lại những vấn đề thèm khát vật chất của một xã hội đang phát triển nhé. Nếu vượt qua được những điều tôi kể thì với sự hỗ trợ kinh tế của Mỹ, chúng ta có nỗ lực thì cơ may Việt Nam thành siêu cường về kinh tế sẽ đến thôi. Nhưng, vẫn loanh quanh câu hỏi là người Việt nỗ lực đến đâu hay lại quay lại hơn quan chức Việt NamCH toàn ăn hối lộ nhé. Suy cho cùng, giàu hay nghèo là ở chính dân tộc chúng ta chứ không phải do thế giới giúp bao nhiêu tiền và cơ hội nhé. Singapore là điển hình cho khả năng làm giàu nhờ giỏi tính toán đấy. Nhật là điển hình cho khả năng làm giàu nhờ cần cù và nỗ lực đến từng cá nhân trong 1 đất nước.
2) Chúng ta sẽ được Mỹ bảo kê bằng cách cho nó thuê cảng Cam Ranh và đóng quân ở Việt Nam, giống như thuê phòng trọ ấy, hàng năm kiếm chút tiền, dựa luôn vào quân sự nó, cho nó cắm búa xua tên lửa hệ thống phòng thủ ở Lạng Sơn chọc vào lưng anh hàng xóm, chúng ta đỡ tốn tiền làm việc đó. Tuy nhiên, nếu Mỹ yếu đi, hoặc Trung Quốc mạnh hơn Mỹ, nó muốn đánh thằng Mỹ thì nó làm thịt thằng nào trước để dọn đường chắc mọi người đã hiểu. Và không ai đảm bảo quân đội trong cơ chế tam quyền phân lập ấy đủ mạnh bằng hồng quân CS ngày hôm nay nhé, quân đội mà không chung một hướng đi thì bất bình trong điều hành là cứ nhìn Ai Cập và Thái Lan hôm nay là biết.
3) Tương lai con cháu không đảm bảo gì hết, cái này là chắc chắn. Bởi nhìn Trung Quốc khi thấy Việt Nam là đồng minh của Mỹ thì ngày nó hành hạ chúng ta không còn xa, nếu hôm nay nó không đánh thì mai nó đánh, và không ai dám chắc trong ngày mai đó, Mỹ còn bênh Việt Nam hay không, hay còn đủ mạnh bênh Việt Nam hay không. Đó là lý do chúng ta ngày hôm nay tốn một khoảng tiền khổng lồ để nuôi quân đội, mua vũ khí, sắm sửa cho ngày hôm nay là để lo cho ngày mai cả thôi. Cái tôi nêu ra cũng là lý do khiến chúng ta không bao giờ trông cậy vào người khác mà phải trông cậy vào thực lực bản thân mình. Đừng cãi cùn rằng Mỹ hôm nay mạnh thì ngày mai cũng sẽ mãi mãi mạnh, đó là điều nhảm nhí vì quốc gia nào cũng có lúc thịnh lúc suy.
4) Văn hóa Việt Nam sẽ ra thế nào? Ngày hôm nay còn Đảng, trong các văn kiện chỉ đạo của Đảng có ghi rõ về các đường lối văn hóa, sống ra sao cho lành mạnh, bài trừ tệ nạn thế nào, chống lại văn hóa ngoại lai ra sao, tất cả đều có trong các đường lối chỉ đạo của CS, nó không tốt đẹp sao? Mấy cái đảng phái muôn tranh giành quyền lực đứa nào giỏi thì trình ra đây cái văn kiện, hay cái đường lối phát triển đất nước trong vài chục năm tới đi, nếu họ được nắm quyền. Có hay không? Hay là lo bận gào đa đảng, đặt bom, phá hoại và tìm cách đứng biểu tình nên chưa soạn thảo kịp đường lối sau hàng chục năm theo phương Tây? Một điểm lạ nữa là, tôi chưa từng thấy các văn kiện định hướng con người, đường lối phát triển cụ thể, cách sống cho người dân một đất nước đến từ tay các nước có đảng phái tư bản. Ví dụ điển hình nhất là thành trì của tư bản như Mỹ, đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa có đưa đường lối thế không? Hay cứ loanh quanh cãi nhau vì lợi ích chung mà bên nào cũng cho là mình đúng? Đường lối rõ ràng cụ thể thế có không? Nếu có thì ai đưa văn kiện đây tôi coi với, vì tôi chưa từng thấy nó lưu hành ở đâu cả. Trong khi của đảng thì đầy rẫy ngoài đường và trên internet.
Ưu điểm của đa đảng ở Việt Nam như vậy đã đủ chưa? Theo cách hiểu của tôi thì chỉ có ưu điểm ở hiện tại nhưng lại bộc lộ nhiều khuyết điểm hơn thế nữa ở tương lai. Mà đã thấy trước tương lai như vậy rồi thì có ai ngu mà lại chọn đa đảng?
Còn rất nhiều nguyên nhân, vấn đề, lý do, và nhiều kiểu tranh luận, ưu điểm, nhược điểm của cả độc đảng lẫn đa đảng mà nói thì lập buổi thảo luận rồi cãi nhau cả tháng cũng không hết được. Tôi chỉ nói ra một số điểm thường thấy khi tranh luận thôi, không thể kể hết và phân tích hết được.
Nhìn chung, tóm lại, nếu ai hỏi tôi ai lãnh đạo đất nước tốt nhất, chí ít là ở thời điểm này, thì tôi bảo đó là đảng Cộng sản Việt Nam, họ không giỏi làm kinh tế, nhưng họ giỏi làm chính trị, họ vào thời điểm này có thể chưa làm cả đất nước giàu có, nhưng chí ít, họ không để dân phải chết đói hay để cả miền Nam và gia đình con cháu Việt Nam Cộng Hòa ăn hàng viện trợ của Mỹ như thời chiến tranh chống Mỹ. Họ không đưa được người giỏi lên lãnh đạo về mặt kinh tế, không có nghĩa họ đã kém, chí ít, họ giữ vững cho Việt Nam yên ổn. Trong quá khứ, họ lãnh đạo Việt Nam đánh không biết bao nhiêu trận với cường quốc, từ Pháp, Mỹ, Pôn Pốt, Trung Quốc, và thời bình, họ giữ cho Việt Nam không bạo loạn đến chết người như vụ Tân Cương của Trung Quốc, giữ cho không bị đánh bom, nói chung, người dân ra đường không sợ chết vì đánh nhau và xung đột chính trị, ở Việt Nam cũng không có tình trạng quản lý vũ khí lỏng lẻo như ở Mỹ. Đây đã là những thành công đáng ngưỡng mộ mà các nước khác thèm muốn trong vấn đề quản lý XH, tôi không nói đùa đâu. Các nước khác phải cảm thấy thích những gì mà sự yên ổn từ sự lãnh đạo của đảng CS ở Việt Nam, điều mà các nước như Afganistan, Lybia, Ai Cập, Irắc, Syria đều không làm được. Người dân các đất nước có đầy “dân chủ” cho Mỹ mang vào cho đấy, họ có sống yên bình hơn một đất nước thiếu dân chủ như Việt Nam hay không? Họ được nói, nhưng có ai đảm bảo cho mạng sống họ sau khi nói không? Chết vì bom đạn bất cứ khi nào.
Vậy, người Việt Nam thích sống trong một xã hội độc đảng mà còn thấy được tương lai tương sáng hay một chế độ đa đảng cho thỏa nguyện vọng “tự do, dân chủ” của phương tây và cái đám Việt kiểu đang sống ở đâu đẩu đâu đâu ngoài đất nước Việt Nam? Nơi mà tương lai như tôi đoán định ở trên là cực kì bất ổn? Chọn con đường nào vẫn là sự quyết định của cả dân tộc, thế hệ này đang chọn độc đảng dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cũng rất có thể con cháu ta sẽ chọn đa đảng dưới sự dẫn dắt của Mỹ chống lại Trung Quốc, đó là sự lựa chọn của họ. Lựa chọn thế nào là việc phải quyết định cẩn thận, vì chính trị mà đi chệch đường nó sẽ tổn hại đến các thế hệ tương lai sau đó nữa. Mà điển hình, là như viễn cảnh mà tôi vẽ ra đấy.
Nightmoonlight / Tin Quân sự
bài viết rất hay
Trả lờiXóaxin cảm ơn bạn :)
Xóa