4 quan tiêu biểu và những phát ngôn "để đời" 2012

Nhóm 4 quan tiêu biểu:
Đánh cờ mỗi ván lên tới 5 tỷ đồng, “quan” tỉnh Sóc Trăng đã khóc ròng đứng trước vành móng ngựa xin giảm án. Cưới con nhưng cha lại “bon chen” xuất hiện chức danh ghi trên thiệp mời; Quan huyện “ăn đá” xây Trường Sa; Phó công an xã “tòm tem” với vợ bạn bị cách chức… được coi là những câu chuyện về quan chức kỳ quặc nhất năm qua.

Quan “khóc ròng” vì ván cờ 5 tỷ đồng
Chiều 16/7/2012, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Lèo (SN 1964, nguyên Phó GĐ Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng 5 năm tù về tội đánh bạc; bị cáo Trần Văn Tân (SN 1964, nguyên GĐ Trung tâm sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3) nhận 17 năm 6 tháng tù cho hai tội danh đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản.

Quan đánh bài tiền tỷ
Quan đánh bài tiền tỷ
Ngoài ra, một “quan” cấp cao khác cũng bị xử 4 năm tù về tội đánh bạc là Đinh Văn Mười (nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Sóc Trăng). Điều đáng nói là, khi ra trước vành móng ngựa, ông quan máu mê cờ bạc Nguyễn Thanh Lèo đã bật khóc nức nở, hối hận vì làm nhà tan cửa nát, vợ con ly tán…Ông Lèo xin Tòa giảm nhẹ hình phạt để được sớm trở về với gia đình và xã hội. Trước đó, dư luận Sóc Trăng thực sự choáng váng trước thông tin công an bắt được ổ bạc tiền tỷ trong nhà quan chức. Số tiền đặt cược trong các ván cờ tướng của hai vị Lèo và Tân là từ 1-5 tỷ đồng. Chỉ một thời gian ngắn, ông Lèo đã thua ông Tân số tiền lên tới 22 tỷ đồng. Mặc dù xoay đủ cách, ông Lèo chỉ trả nợ được 5 tỷ đồng. Sau nhiều lần đòi nợ không thành, ông Tân đã thuê “xã hội đen” đến xiết nợ, dọa giết cả nhà ông Lèo. Cùng đường, ông Lèo đến cơ quan điều tra trình báo. Sau đó ông Lèo gọi điện hẹn ông Tân đánh ván cờ để “giải quyết nợ nần”. Sau vài phút, công an đã ập vào bắt quả tang.

Cưới con, cha “khoe” chức danh trên thiệp cưới?
Đó là trường hợp của ông Huỳnh Văn Phương, Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu. Theo thư mời, tiệc cưới con trai ông Phương được tổ chức tại nhà riêng của gia đình tại khu đô thị Địa Ốc, phường 1, TP. Bạc Liêu vào lúc 16 giờ 30 ngày 23/9. Sẽ không có gì đáng nói nếu ở góc thiệp mời gửi đến cán bộ công chức trong tỉnh, không in dòng chữ lớn: “Huỳnh Văn Phương (Tám Phương), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy”. Khi có dư luận không hay, ông Huỳnh Văn Phương mới đứng ra thanh minh rằng, ông chỉ là cán bộ thường, không có chức vụ gì nên ghi nơi công tác trên thiệp mời là để tránh nhầm lẫn với người khác chứ không có dụng ý gì.
Thiệp mời ghi tên và chức danh của vị cán bộ làm đám cưới cho con
Thiệp mời ghi tên và chức danh của vị cán bộ làm đám cưới cho con
Không chỉ có ông Phương, trước đó 1 tuần, dư luận miền Tây cũng bàn tán râm ran về chuyện ông Nguyễn Hùng Dũng – Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TP. Cần Thơ tổ chức đám cưới cho con trai, ngoài thiệp mời ghi cả chức danh của ông. Khi bị truy vấn, ông Dũng lên báo thanh minh rằng trước đó ông đi công tác nên con cháu ở nhà tổ chức in thiệp, vô tình để luôn tên và chức danh của ông vì ở Cần Thơ, nhiều người tên Dũng, sợ nhầm lẫn. Đúng là với các “quan” đôi khi cẩn thận quá lại là…dở. Nhất là trong chuyện cưới xin của con cái, nhiều người nhìn vào.

Quan huyện ăn “đá” ở Trường Sa
Ngày 12/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) đã có quyết định khởi tố, bắt giam ông Trần Văn Thông, nguyên Phó Bí thư Huyện đoàn Tánh Linh, để điều tra về tội tham ô. Trước đó, ông Thông cũng bị khai trừ Đảng. Điều đau lòng là vị Phó bí thư này chính là người tích cực tham gia vận động phong trào góp quỹ “Góp đá xây Trường Sa” và Quỹ Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” nhưng ông lại là người âm thầm biển thủ số tiền 50 triệu tiền quỹ để tiêu xài riêng Ngoài ra, ông Thông chiếm đoạt hơn 24 triệu đồng của Huyện đoàn Tánh Linh; chiếm đoạt 60 triệu đồng (trong số 70 triệu đồng) của dự án nuôi nhím do Tỉnh đoàn Bình Thuận giúp thanh niên làm giàu, khiến dự án bị phá sản. Ngoài ra ông này còn nợ tiền của nhiều cá nhân khác trong huyện, số tiền hàng chục triệu đồng. Khi vụ việc bị phát giác, ông Thông làm đơn xin chuyển công tác nhưng không được chấp nhận.

Phó công an xã “tòm tem” với vợ bạn
Ngày 18/3, anh Danh Văn Út (SN 1979) ở Châu Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, tố cáo ông Huỳnh Tấn Hải, Phó công an xã Châu Khánh, có quan hệ ngoại tình với vợ anh. Anh Út cho biết, tối 15/3, anh đã bắt quả tang ông Hải và chị Võ Thị Ngọc Nhi (vợ anh Út), đang “âu yếm” nhau trên giường ngủ. Tức giận, anh Út đã hô hoán mọi người đến làm chứng. Sau đó, anh lên UBND xã để trình báo vụ việc. Tuy nhiên, phía vị phó công an xã phủ nhận sự việc trên. Ông cho rằng, do say rượu nên chị Nhi đau đầu và vào phòng nằm nghỉ. Sau đó, chị này nhờ Hải lấy dầu gió để thoa nhức đầu. Khi ông Hải vào phòng thì Út phát hiện và vu khống là quan hệ thiếu trong sáng với vợ người khác. Sự thật mối quan hệ này được làm rõ sau 1 tháng kiểm tra. Ngày 20/4, chủ tịch UBND xã Châu Thành cho biết đã ký quyết định cho thôi chức Phó công an xã đối với ông Huỳnh Tấn Hải, điều chuyển ông này về Đảng ủy xã chờ phân công công việc khác.

Nhóm 10 phát ngôn 'siêu ân tượng' của quan chức Việt Nam
Năm 2012 chính thức qua đi, nhưng nhiều phát ngôn ‘siêu ấn tượng’ của các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn động lại trong lòng dư luận. Tầm ảnh hưởng của những phát ngôn đó đã vượt qua mốc thời gian, không gian mà có thể người phát ngôn cũng khó thể hình dung được, nó cũng thể hiện phần nổi những vấn đề kinh tế, xã hội, ý tế tồn tại nổi cộm trong năm qua.

1. “…Có thể viết thành sách” vụ cưỡng chế ông Đoàn Văn Vươn
Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca
Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca
Ngày 8-1, trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnmedia, về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho rằng: Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.
Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào.
Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.

2.  Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không?
Chiều 9-5, ông Bùi Huy Thanh – chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên – trả lời  với phóng viên một số báo xung quanh việc hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long) xác nhận bị lực lượng chức năng hành hung gần khu vực cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) hôm 24-4. “Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc” – ông Thanh nói.

3. “Tôi có bảo bối bảo vệ mình” Ngày 21-9, trước khi bị khởi tố ông Trần Xuân Giá nói với phóng viên Tiền Phong rằng ông có bảo bối bảo vệ mình.
Ông Trần Xuân Giá trước thời điểm bị khởi tố. Ảnh: P.Cầm.
Ông Trần Xuân Giá trước thời điểm bị khởi tố. Ảnh: P.Cầm.
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.

4. “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa” Ngày 30-10, ngày thứ hai trở lại Quốc hội, ĐB Đặng Thành Tâm trả lời báo chí một số vấn đề về tình hình kinh tế và tập đoàn của mình.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm.
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm.
Ông Tâm nói: “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo”.

5. ‘Xin nhận một nửa giải Nobel’
Ngày 13-11, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng (tại kỳ họp thứ IV quốc hội khóa XIII), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
6. Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi’
Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp để nâng cao y đức lương y.
Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14-11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

7. Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa
Ngày 20-11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.
ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My.
ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My.
Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn” !

8. Đặc xá vì trại giam quá tải
Ngày 6-12, tại kỳ họp HĐND TPHCM trong phần trả lời chất vấn của mình về vấn đề trật tự an ninh,Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TPHCM: “Ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá một đến hai lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt”-
Thiếu tướng Phan Anh Minh.
Thiếu tướng Phan Anh Minh.
9. Công chức … 100 triệu đồng
Ngày 7-12, tại phiên thảo luận của HĐ ND TP Hà Nội về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013, ông Trần Trọng Dực – chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội cho biết: “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng…
 ông Trần Trọng Dực – chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
 ông Trần Trọng Dực – chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
10. Mượn xe của bạn bè, người thân phải có sổ hộ khẩu “Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân, phải chứng minh được chủ phương tiện là ai như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh”
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT CA TP Hà Nội
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT CA TP Hà Nội
Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng Phòng CSGT – CA TP Hà Nội trả lời về việc  Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 34) chính thức có hiệu lực. Trên thực tế, Đại tá Đào Vịnh Thắng đã hiểu nhầm luật, bởi theo quy định của Nghị định 71, “chỉ xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, chứ không phải người điều khiển”.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 còn có nhiều bất cập trong khi Bộ CA chưa có Thông tư hướng dẫn. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dư luận suốt một thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tạm dừng thực hiện xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa đổi chủ theo Nghị định 71.

10 phát ngôn gây chú ý của quan chức năm 2012
  Đề nghị chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì, “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng”… là những phát ngôn gây chú ý trong năm 2012.

1. “Tôi nghĩ rất là hay và có thể viết thành sách”
Ông Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng trả lời VnMedia đánh giá về việc “hiệp đồng tác chiến” giữa lực lượng CA Hải Phòng với các lực lượng chức năng của địa phương tham gia vụ cưỡng chế thu hồi đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1.2012.

2. “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”
Cũng liên quan tới vụ án Đoàn Văn Vươn, ông Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – khi trả lời VNExpress về đối tượng phá nhà ông Vươn đã khẳng định như vậy. Trên thực tế, chính quyền địa phương UBND huyện Tiên Lãng đã huy động lực lượng chức năng phá nhà ông Vươn và vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được khởi tố. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

3. “Bệnh nhân và người nhà dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sỹ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14.11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

4. “Phải xem khi bị đánh các anh ý có nói mình là nhà báo không?” Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh trả lời Tuổi Trẻ ngày 9.5 khi nói về việc hai nhà báo VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị lực lượng chức năng tham gia cưỡng chế hành hung dã man tại vụ cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Ecopark tại Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

5. “Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân, phải chứng minh được chủ phương tiện là ai như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh” Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng Phòng CSGT – CA TP Hà Nội trả lời VNExpress ngày 10.12, khi Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 34) chính thức có hiệu lực. Trên thực tế, Đại tá Đào Vịnh Thắng đã hiểu nhầm luật, bởi theo quy định của Nghị định 71, “chỉ xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, chứ không phải người điều khiển”. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 còn có nhiều bất cập trong khi Bộ CA chưa có Thông tư hướng dẫn. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dư luận suốt một thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tạm dừng thực hiện xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa đổi chủ theo Nghị định 71.

6. “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của Nhà nước. Từ xưa tới nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”. Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên – Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt (Bộ CA) phản biện trước việc lực lượng CSGT bị đánh giá là một trong 4 lĩnh vực tham nhũng nhất VN, theo khảo sát do Thanh tra Chính phủ phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng Thế giới, công bố ngày 20.11. Trên thực tế, đây là hành vi tham nhũng.

7. “Đề nghị thưởng 5 triệu đồng cho người dân bắt được cướp” Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TP.HCM đề xuất giải pháp này ngày 6.12 tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa VIII trước bức xúc về tình trạng cướp giật ngày càng gia tăng tại TP này. Đề xuất đã bị dư luận phản ứng dữ dội khi cho rằng “cơ quan công an không thể “xui” dân bắt cướp để lấy tiền thưởng trong khi đó là việc vô cùng nguy hiểm và là nhiệm vụ chính của công an”.

8. “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng” Trưởng Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng “chạy công chức” ở Thủ đô Hà Nội trong buổi làm việc ngày 7.12 của kỳ họp cuối năm của HĐND TP Hà Nội. Dù đã chỉ ra cụ thể “nơi chạy” là trưởng, phó phòng Nội vụ các quận, huyện, nhưng rất tiếc sau đó, ông đã chọn giải pháp… im lặng khi báo chí muốn tiếp cận sâu thêm thông tin. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hai lần chỉ đạo UBND TP Hà Nội phải nghiêm túc kiểm tra, làm rõ vụ việc này.

9. “Câu hỏi của đại biểu chúng tôi đã có đầy đủ nhưng đang để… ở nhà. Chúng tôi mong mời đại biểu sang bộ để chúng tôi báo cáo”. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 12.11, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

10. “Điều tôi hài lòng là các mục tiêu kinh tế vĩ mô về lạm phát, thanh khoản, lãi suất và thị trường vàng đã thành công. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở là trong 100% khó khăn của ngành NH thì báo chí gây ra đến 40%-50%. Sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói tại buổi gặp gỡ báo chí dịp cuối năm (27.12.2012).

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top