Chuyện bê bối của Tư lệnh Lục quân Ấn Độ

Tư lệnh Lục quân Kumar Singh có thể gặp rắc rối nếu người ta chứng minh được ông liên quan đến việc dò rỉ bức thư về sự không sẵn sàng chiến đấu của QĐ Ấn Độ.

Bức thư của Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gửi Thủ tướng Manmohan Singh đã bị rò rỉ ra các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ.

Viên tướng này khẳng định, phần lớn các đơn vị xe tăng đang thiếu trang thiết bị nghiêm trọng. Lực lượng phòng không không đáp ứng các yêu cầu thực tế hiện nay. Còn lục quân không có khả năng tác chiến hiệu quả trong điều kiện đêm tối và thậm chí đặc nhiệm cũng không được trang bị như cần có.

Viên chỉ huy này quyết định báo cáo về sự không sẵn sàng chiến đấu của quân đội sau khi thua kiện ở toà án Tối cao về ngày sinh. Tướng Singh quả quyết là trẻ hơn so với tuổi theo gấy khai sinh. Kết quả, đến 31/5 ông sẽ phải rời chức vụ của mình vì đã đến tuổi tới hạn. Tuy nhiên, nhà cầm quân này không định rời bỏ chức vụ mà không gây ầm ĩ.

Trước đó, ông nói với báo chí , ông đã báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng việc những người từng là đại diện cao cấp của giới tướng lĩnh đã định mua chuộc ông. Theo ông Singh, người ta đã đưa ra khoản hối lộ 140 triệu Rupi (khoảng 3 triệu USD) để đổi lấy sự khoản đãi của ông.

Viên tướng cũng đã gửi yêu cầu đến Văn phòng điều tra trung ương yêu cầu điều tra các sĩ quan dưới quyền được coi là những người có tiềm năng lên thay ông hơn cả.

Tuy nhiên, hiện không chỉ nội dung "lá thư bất hạnh" gửi thủ tướng làm mọi người quan tâm, vấn đề làm sao nó lại bị báo chí đăng tải. Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh điều tra, tìm ra ai là người có lỗi làm rò rỉ văn bản mật.

Bản thân tư lệnh lục quân Kumar Singh đánh giá việc này là “sự phản bội vĩ đại” và “lại một nỗ lực nữa bôi nhọ thanh danh của ông”.


Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Kumar Singh.

Đại diện liên minh cầm quyền, mệt mỏi vì viên tướng khó lường này, đã yêu quốc hội cầu cách chức ông ngay lập tức nhưng phe đối lập đã đứng lên bảo vệ Singh.

Đại diện chính thức của Đảng đối lập Bharatiya Janata  Niramla Sitraman nói: “Việc Tư lệnh lục quân đưa liên minh cầm quyền vào thế bất lợi khi chỉ rõ bê bối tham nhũng vẫn chưa phải là cơ sở để buộc ông từ chức sớm”.

Bà này cho rằng, chính quyền có trách nhiệm phải tập trung giải quyết các vấn đề đã được phát hiện liên quan đến tham nhũng và trang bị cho quân đội, chứ không phải tìm người có lỗi.

Tuy nhiên, các chuyên gia Ấn Độ khẳng định có hai vấn đề đã cứu Singh không phải chịu các kết luận ngay lập tức về tổ chức nhân sự - phiên họp về ngân sách của quốc hội đang diễn ra và lãnh đạo các nước BRICS đang ở Delhi.

Ban lãnh đạo tối cao của đất nước đơn giản là không có thời gian để đối thoại trực tiếp cụ thể với viên tướng. Tuy nhiên, hôm 30/3 thủ tướng đã mời viên tư lệnh lên gặp.

Chuyên gia hàng đầu của Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ Ali Ahmed khẳng định: “Ông Singh không lo phải từ chức ngay. Bộ trưởng Quốc phòng đã nói rõ, chính phủ vẫn tiếp tục tín nhiệm cả ba tư lệnh quân chủng”.

Theo ông này, có thể sẽ có rắc rối nếu các cơ quan tình báo phản gián chứng minh chính viên tướng hoặc bộ tham mưu của ông liên can đến việc công bố bức thư trên báo chí. Bất luận thế nào thì uy tín của đất nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 2012, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về khối lượng mua sắm vũ khí. Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Do đó, thật khó hiểu khi quân đội lại không được trang bị đầy đủ như viên tướng này nói.

Trong khi đó ở Pakistan và Trung Quốc, người ta sẽ để ý đến ý kiến cho rằng lục quân Ấn Độ không đủ sức chiến thắng các đối thủ có xác suất nào đó ở phía Đông và phía Tây.

Điều này có thể gây thiệt hại cho xu hướng đã được xác định cải thiện quan hệ buôn bán với Islamabad và sẽ làm cho đối thoại với Bắc Kinh về các vấn đề chiến lược chủ chốt trở nên phức tạp hơn nhiều.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top