Trường Sa-Bãi cọc Bạch Đằng phòng thủ Việt Nam (I)

Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa hay biển Tây Philippines) là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.

Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển Malacca . Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là  khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đánh giá vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa, các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

Vì vậy, tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam của các nước đang tranh chấp về quần đảo này không phải là chuyện không thể xảy ra mà là một nguy cơ, thách thức với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Vậy, kẻ thù có thể tấn công đánh chiếm Trường Sa như thề nào? Thực tế chỉ có 2 phương án để tấn công đánh chiếm:

Một là tấn công trực tiếp

Thực hiện phương án này địch sẽ dùng một lực lượng lớn về tàu ngầm, tàu mặt nước, không quân phóng tên lửa, thả bom, nã đại bác để dọn sạch bãi đổ bộ đồng thời làm tê liệt khả năng chống cự của lực lượng phòng thủ trên đảo, sau đó lính thủy đánh bộ từ tàu đổ bộ đệm khí tràn lên đánh chiếm đảo.

Về lý thuyết quân sự, đây là phương án “tiết kiệm” nhất do quy mô nhỏ nhất, hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, phương án này của kẻ thù sẽ vấp phải ý chí của toàn dân, toàn quân sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nếu kẻ địch vẫn thực hiện phương án này thì đây là một thảm họa đối với chúng. Bởi lẽ ngay khi không có sự hỗ trợ chi viện của đất liền thì thế và lực phòng thủ của lực lượng giữ đảo cũng gây khó khăn rất nhiều cho lực lượng tấn công đánh chiếm.

Trước hết về lực.

Vị trí Hải quân địch tấn công không phải cần bao nhiêu tùy ý vì vũ khí phục vụ cho tác chiến phi đối xứng, chúng ta không phải là không nghĩ đến. Biết đâu trên đảo đều được trang bị RBS-17 của Thụy Điển chẳng hạn, do đó độ chính xác của tên lửa, pháo địch trúng mục tiêu là không cao và nếu có trúng mục tiêu thì khả năng sát thương hạn chế bởi các hầm hào phòng thủ kiên cố trên đảo.

Nếu như Hải quân địch còn phải lo đối phó với không quân, hải quân Việt Nam từ đất liền thì kế hoạch dọn bãi đổ bộ, làm tê liệt sức đề kháng của bộ đội trên đảo trước khi tàu đổ bộ đệm khí xuất phát xem ra hiệu suất rất thấp, nếu không nói là vô vọng.


Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng. Mỗi tiểu đội được trang bị một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4-5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Người điều khiển có thể dẫn tên lửa đến đúng phần nhất định của tàu địch. 

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia Thụy Điển, một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn.


Tiếp theo là về thế.

Tính toàn bộ, quần đảo có rất nhiều đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm (diện tích đất liền chỉ 5 km2 nên chủ yếu là đảo san hô và đảo chìm) rải rác trên một diện tích chừng 410.000 km2.

Như vậy về địa hình thì có thể nói quần đảo Trường Sa là một bãi đá ngầm và san hô nổi hoặc chỉ nổi khi thủy triều xuống xen kẽ giữa nó mới là các đảo thực sự.

Cho nên địa thế của các đảo trong quần đảo Trường Sa là rất hiểm yếu, không quá nếu như nói rằng đó là những hệ thống “cọc Bạch Đằng” cho phòng thủ. Điều này thật sự không hề dễ dàng chút nào cho tàu đổ bộ tiếp cận.

Nếu tàu đổ bộ đệm khí lớn thì không thể tiếp cận được bờ, còn nếu dùng tầu đổ bộ nhỏ chỉ có thể tiếp cận được bờ (một số đảo) khi thủy triều cao thì lực lượng đổ bộ bị phân tán dễ bị tiêu diệt (Dĩ nhiên có những bãi, bờ không có vành đá ngầm, dãy san hô thì chắc chắn bên phòng thủ đã đưa vào sự quan tâm đặc biệt rồi).

Nếu như yêu cầu sống còn của tác chiến đổ bộ phải là tập trung, triển khai nhanh vào bờ thì đây là mâu thuẫn không thể giải quyết giữa tập trung và phân tán, giữa triển khai nhanh lực lượng áp sát chiếm lĩnh bờ với sự chậm chạp bất khả kháng.

Điều cuối cùng là tính bất khả thi của chiến thuật

Một bài toán không kém phần hóc búa đặt ra cho kẻ địch là, sau khi các lực lượng tàu mặt nước, không quân dọn xong bãi đổ bộ, lính thủy đánh bộ theo tàu đổ bộ vào đảo thì lực lượng này liệu có an toàn để trở về nơi xuất phát hay không khi không còn khả năng để chống trả?

Quần đảo Trường Sa như trước cửa nhà Việt Nam nên chắc chắn SU-27 của Việt Nam-loại máy bay đánh chặn trứ danh sẽ dễ dàng biến lực lượng của kẻ địch thành “quân xanh” để diễn tập.

Do đó chắc chắn địch phải có một thê đội 2 để làm nhiệm vụ phát sinh, có nghĩa là phải sử dụng một lực lượng rất lớn tham gia tác chiến. Vậy địch có dám mạo hiểm không khi tại căn cứ lực lượng bảo vệ quá mỏng?

Tóm lại, phải đối đầu với lực lượng phòng thủ trên đảo và đặc biệt đối đầu với lực lượng chi viện ở đất liền nhanh, mạnh, sung sức thì chắc chắn là không thể thắng.

Từ những cơ sở trên thì kẻ địch chẳng bao giờ liều lĩnh tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng phương án này.

Vì vậy địch sẽ tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa bằng một phương án khác, đó là: tấn công tổng lực vào đất liền để làm cho lực lượng chi viện quần đảo Trường Sa của Việt Nam mất sức chiến đấu. Sau đó đánh chiếm quần đảo Trường Sa theo phương án ban đầu.

Có lẽ đây là phương án mang tính khả thi nhất nhưng quy mô quá lớn, không gian chiến trường quá rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn khu vực.

Cuộc chiến sẽ kéo theo những hệ lụy không lường trước được với kẻ xâm lược.

Quá mạo hiểm khi tấn công xâm lược một đất nước có truyền thống đánh giặc lại được chuẩn bị như chưa bao giờ kỹ càng như thế.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Blog Tập Viết Báo: Kinh Tế, Văn Hoá, Quân Sự, TT Nguyễn Tấn Dũng
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top